Đối với bài kiểm tra định kì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống câu hỏi mở trong dạy học ngữ văn trung học phổ thông (Trang 64 - 72)

2.2. Xây dựng hệ thống đề mở, đáp án mở cho quá trình dạy học Ngữ

2.2.2. Đối với bài kiểm tra định kì

Kiểm tra định kì (đánh giá tổng kết) được thực hiện sau khi học xong một chương, một phần của CT hoặc sau một học kì. Việc kiểm tra giúp GV và HS nhìn lại kết quả dạy và học sau những kì hạn nhất định, đánh giá trình độ HS nắm bắt một khối lượng kiến thức, kĩ năng tương đối hệ thống, củng cố mở rộng những điều đã học, đặt cơ sở tiếp tục sang những phần học mới. Việc kiểm tra này có thể bao quát một mạch nội dung của môn học hoặc một chủ điểm, một giai đoạn học tập, và có ý nghĩa hỗ trợ rất lớn đến việc triển khai ra các bước tiếp theo của quá trình học tập. Do vậy, khi biên soạn đề kiểm tra, GV cần lưu ý phân tích kĩ nội dung CT và SGK,

xác định những kiến thức và kĩ năng trọng tâm của chương, của mạch nội dung vừa học để xây dựng ma trận đề và phân bố điểm số hợp lí. Việc kiểm tra định kì địi hỏi HS phải ln có ý thức trau dồi những kiến thức, kĩ năng được học, rèn luyện tư duy hệ thống, năng lực khái quát, đồng thời cung cấp cho GV những thông tin quan trọng và chính xác về khả năng nhận thức của mỗi đối tượng HS để có kế hoạch tiếp theo phù hợp.

Kiểm tra định kì thường được thực hiện vào cuối mỗi kì của năm học, cuối cấp học hoặc sau một giai đoạn học tập quan trọng để chuyển sang một giai đoạn cao hơn, nhằm đánh giá kết quả chung, củng cố mở rộng CT toàn năm, tồn cấp của mơn học, chuẩn bị điều kiện để sắp xếp HS vào những chu trình học tập tiếp theo. Bài kiểm tra này nhằm đánh giá năng lực học tập tổng hợp, khả năng khái quát, hệ thống hố kiến thức, năng lực trình bày diễn đạt một cách bài bản, rõ ràng, trong sáng. Để đạt được mục đích đánh giá thì địi hỏi đề kiểm tra phải đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu đặt ra như: đánh giá năng lực của HS một cách toàn diện, khách quan, khoa học, phản ánh được đầy đủ bản chất và tính chất của mơn học và phân hóa được trình độ của HS.

Bên cạnh việc phối hợp các loại hình kiểm tra để việc đánh giá được tiến hành liên tục, cũng cần tăng cường tính hiệu lực của các kết quả đánh giá khác nhau trong q trình học tập mơn Ngữ văn của HS như làm bài tập nghiên cứu nhỏ, các bài luyện nói trước tập thể, tham gia vào các hoạt động Ngữ văn,… đánh giá qua quan sát của GV cũng như sự tự nhận xét, tự đánh giá của chính HS, và cả những dự cảm, dự đốn của GV để có thể phát hiện và bồi dưỡng những HS có năng khiếu, hướng tới mục tiêu đào tạo nhân tài. Hiện nay đã có những quy định về số điểm kiểm tra tối thiểu cho mỗi HS trong một học kì, tuy nhiên nếu GV biết chú ý đúng mức đến tầm quan trọng của việc kiểm tra trong dạy và học thì hồn tồn có thể chủ động trong việc xây dựng những câu hỏi kiểm tra để có thể đánh giá năng lực học tập của HS một cách cụ thể qua từng giờ học, bài học.

Sau đây chúng tôi xin thiết kế một số đề kiểm tra làm ví dụ: Đề bài số 1: (lớp 10 nâng cao – Học kì II)

I. Phần đọc hiểu: Câu 1: (1,5 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

“Về Đinh Tiên Hoàng

Tiên Hoàng tài năng sáng suốt hơn người, dũng lược bậc nhất đời, đương lúc nước Việt ta không chủ, các hùng trưởng cát cứ đánh một lần mà mười hai sứ quân thần phục hết, rồi mở nước, đóng đơ, xưng hồng đế, đặt trăm quan, dựng sáu quân, chế độ gần đủ. Chắc là ý trời vì nước Việt ta lại sinh bậc thánh triết để tiếp nối chính thống của Triệu Vương chăng?”

(Lê Văn Hưu, Phẩm bình nhân vật lịch sử, Sách Ngữ văn 10 nâng cao tập hai, Nhà

xuất bản Giáo dục 2008, trang 45)

Anh /chị hãy chỉ ra các ý trong đoạn văn. Các ý này có liên hệ với nhau ra sao? Câu 2: (1,5 điểm)

Đọc câu thơ sau và thực hiện nhiệm vụ bên dưới:

“ Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”

(Nguyễn Du, Đọc “Tiểu Thanh kí”, Sách Ngữ văn 10 nâng cao tập một, Nhà xuất

bản Giáo dục 2008) a. Chỉ ra nghĩa của tiếng “hà” và tiếng “nhân” và của từ “hà nhân” được dùng trong câu trên.

b. Từ “hà nhân” góp phần thể hiện tâm sự gì của nhà thơ Nguyễn Du? Câu 3: (2 điểm)

Chỉ ra và phân tích giá trị biểu cảm của các biện pháp tu từ đặc sắc trong đoạn thơ sau:

“Nhớ lời nguyện ước ba sinh, Xa xơi ai có thấu tình chăng ai?

Khi về hỏi liễu Chương Đài, Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay!

Tình sâu mong trả nghĩa dày, Hoa kia đã chắp cành này cho chưa?”

II. Phần làm văn: (5 điểm)

Từ hai câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên” và “Học thầy không tày học

bạn”, anh /chị hãy tự đề xuất một luận điểm bao quát được nội dung hai câu tục ngữ

trên và viết đoạn văn triển khai luận điểm đó.

* Đáp án:

Câu Nội dung cơ bản Điểm

I.1 * Đoạn văn nói về Đinh Tiên Hồng có hai ý liên tục nhau:

- Ý 1 (câu 1): Tài năng sáng suốt hơn người của Đinh Tiên Hồng: dẹp loạn, mở nước, đóng đơ, xưng đế. - Ý 2: Hẳn là ý trời muốn nước Việt ta có bậc thánh triết

để nối nghiệp tiền nhân.

* Các ý có liên hệ nhân quả với nhau: câu 1 chỉ nguyên nhân; câu 2 là kết quả. Ý cả đoạn văn: ca tụng tài năng dũng lược bậc nhất của Đinh Tiên Hoàng, được tôn là bậc thánh triết của nước Việt đủ sức kế tục người đi trước.

0,5 điểm

1,0 điiểm

I.2 a. Chữ “hà”: nào, đó; “nhân”: người. “Hà nhân”: người nào, ai

đó (số ít).

b. Từ “hà nhân” góp phần thể hiện tâm sự buồn, cô đơn của Nguyễn Du trước cuộc đời nhiều sóng gió, lắm thăng trầm của nhà thơ.

1,0 điểm

0,5 điểm

I.3 * Các biện pháp tu từ đặc sắc của đoạn thơ:

- Câu hỏi tu từ: câu 2, câu 6. - Điệp từ: ai

- Ẩn dụ tu từ: liễu Chương Đài (vừa là điển tích văn học), cành xuân, hoa, cành.

- Câu cảm: câu 4.

- Tiếu đối: tình sâu, nghĩa dày.

* Giá trị biểu cảm do các biện pháp trên đem lại: chúng kết hợp với nhau để thể hiện nội tâm nàng Kiều: đó là nỗi nhớ chàng Kim da diết trong mặc cảm mình phụ bạc người yêu; nàng lo lắng cho Kim Trọng không biết chàng cùng Thúy Vân đã nối

1,0 điểm

duyên với nhau như nguyện vọng của nàng hay chưa. Kiều nhớ người yêu cuối cùng trong chuỗi tình cảm nhớ nhà của người con gái “canh khuya thân gái dặm trường” tội nghiệp, đáng thương. Ngòi bút nhân đạo của Nguyễn Du được đẩy lên tuyệt đỉnh.

II * Về kĩ năng:

HS biết viết đoạn nghị luận: có bố cục đoạn rõ ràng, ý mạch lạc, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trau chuốt, khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

* Về kiến thức:

- HS đề xuất được luận điểm. (Ví dụ: “Thầy” giúp ta trưởng thành, nên người; song ta khơng thể phủ nhận vai trị của những người bạn đồng trang lứa.)

- Các ý cơ bản của đoạn văn:

+ Trong cuộc sống của mỗi người, “thầy” có vai trị quan trọng (“thầy” ở đây hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ là thầy cô ở nhà trường, mà là mọi đối tượng cung cấp cho ta tri thức, kĩ năng, rèn cho ta những phẩm chất tốt); đồng thời mỗi người cũng cần phát huy tính chủ động sáng tạo trong học tập.

+ Mặt khác ta không thể phủ nhận việc “học” từ những người bạn cùng trang lứa, vì cùng tâm lí, cùng hiểu biết, sở thích, nên dễ hiểu nhau, dễ tìm tiếng nói chung. Tuy vậy, ta tránh sự a dua, đua địi, chạy theo số đơng.

+ Hai câu tục ngữ trên bổ sung ý nghĩa cho nhau, khơng loại trừ nhau. Ơng cha ta tài hoa trong việc thể hiện tư tưởng; lời lẽ dân dã, ngắn gọn, sử dụng so sánh, đối xứng linh hoạt; ý tứ minh triết, diễn đạt được chân lí mn đời. Hai câu nói cũng thể hiện cái nhìn đa chiều, nhiều mặt, không phiến diện, tôn trọng cả giáo dục do người khác đem lại và giáo dục mình cung cấp cho mình.

* Lưu ý: Các thầy cô linh hoạt cho điểm. Nếu HS không viết thành đoạn, tối đa trừ 2.0 điểm.

1,0 điểm

Đề bài số 2: (lớp 11 nâng cao – HKII)

I. Phần đọc hiểu: (3,0 điểm) Đọc văn bản sau:

Bên sông Kinh Thầy Hàng chuối lên xanh mướt

Phi lao reo trập trùng Vài ngơi nhà đỏ ngói In bóng xuống dịng sơng

Một bác chài lặng lẽ Bng câu trong bóng chiều

Bỗng nhiên con cá nhỏ Nhảy bên thuyền như trêu

Bắp ngô non răng sún Ĩng vàng một chịm râu

Ôi cánh buồm nhỏ bé Biết bay về nơi đâu?

(Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, thơ, Nhà xuất bản Văn hóa thơng tin

2010, tr.10)

1.Câu thơ “Bắp ngô non răng sún” được hiểu như thế nào? Cách liên tưởng của

nhà thơ có gì độc đáo?

2. Cách viết “Vài ngơi nhà đỏ ngói” (trong bài thơ) khác với “Vài ngơi nhà ngói

đỏ” ở chỗ nào? Cách diễn tả đó của nhà thơ giúp em hình dung ra sao về cuộc sống

ven sông?

3. Anh /chị hãy nêu nhận xét về những đặc sắc trong cách cảm nhận bức tranh

cảnh vật của bài thơ?

4. Hình ảnh con cá nhỏ “nhảy bên thuyền như trêu” gợi cho ta hình dung gì về

cuộc sống lao động của con người bên sơng Kinh Thầy? Tình cảm của nhà thơ trước cuộc sống ấy?

5. Hình ảnh thiên nhiên, cuộc sống trong bài thơ gợi cho anh /chị những cảm xúc gì ?

6. Hãy đưa ra một đánh giá về hồn thơ Trần Đăng Khoa trong bài thơ này? II. Phần làm văn: (7,0 điểm)

Hình ảnh chiến sĩ – thi sĩ trong bài thơ “Chiều tối” (Mộ) của Hồ Chí Minh. * Đáp án:

Câu Nội dung cơ bản Điểm

I.1 - Câu thơ “Bắp ngô non răng sún” được hiểu là ngô non đang trong quá trình sinh trưởng, hạt ngơ chưa đủ lớn, to mẩy như ngô chuẩn bị được bẻ. Hạt ngơ đó được nhà thơ liên tưởng với những chiếc răng sún của trẻ em.

- Cách liên tưởng trên rất độc đáo, màu trắng ngà của những hạt ngơ non được ví như những chiếc răng sữa của bạn nhỏ bị sún, có chút gì đó gần gũi, đáng yêu, “rất Trần Đăng Khoa”.

0,5 điểm

0,5 điểm

I.2 - Cách viết “Vài ngơi nhà đỏ ngói” (trong bài thơ) khác với “Vài

ngơi nhà ngói đỏ” ở chỗ: Nếu “ngói đỏ” chỉ đơn thuần nói loại

ngói có màu đỏ thì “đỏ ngói” nhấn mạnh sắc đỏ của ngơi nhà

ngói, sự xuất hiện của cuộc sống con người ven sông.

- Điều này khiến cho bức tranh cảnh vật bên sông Kinh Thầy được tô điểm trở nên giàu sức sống hơn, ấm áp tình người.

0,5 điểm

0,5 điểm

I.3 Nét đặc sắc của nhà thơ trong cách cảm nhận bức tranh cảnh vật:

tác giả khéo léo xen vào bức tranh cảnh vật những sinh hoạt của con người khiến nó khơng cịn rợn ngợp, hoang vu như vốn gặp. Cảnh vật có quan hệ chặt chẽ với cuộc sống sinh hoạt của con người. Cách diễn đạt vừa có nét truyền thống vừa gần gũi với kí ức của mỗi người về cảnh sinh hoạt ven triền sông. Bức tranh “bên sơng Kinh Thầy” trở nên sinh động, có hồn, chạm tới kí ức của mỗi người về hình ảnh dịng sơng q hương.

1,0 điểm

I.4 - Hình ảnh con cá nhỏ “nhảy bên thuyền như trêu” gợi cho ta

hình dung về cuộc sống lao động vất vả, miệt mài mà hăng say, lạc quan của con người bên sông Kinh Thầy cũng như gắn bó

của họ với dịng sơng q hương.

- Tình cảm của nhà thơ với cuộc sống nơi đây: chắc hẳn tác giả phải gắn bó tha thiết với con người và cảnh vật bên sông nên mới viết được những vần thơ giàu cảm xúc và am hiểu đến vậy.

0,5 điểm

I.5 HS chủ động nêu cảm xúc của mình, sự chân thành và sáng tạo

được đánh giá cao. Có thể nói về tình cảm, tâm trạng khi đứng trước dịng sơng q trong kỉ niệm; thể hiện được sự sâu sắc của tâm hồn và tình yêu quê hương đất nước.

1,0 điểm

I.6 Một đánh giá về hồn thơ Trần Đăng Khoa trong bài thơ này: bình

dị, mộc mạc, hóm hỉnh, thuần hậu, am hiểu, nhạy cảm. Tất cả xuất phát từ tình yêu quê hương của một tâm hồn nghệ sĩ đích thực.

1,0 điểm

II * Về kĩ năng:

HS biết viết bài văn nghị luận: có bố cục đoạn rõ ràng, ý mạch lạc, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trau chuốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

* Về kiến thức:

- HS biết tích hợp các kiến thức, kĩ năng tiếng Việt, làm văn, đọc văn để giải quyết đề bài về một vấn đề nội dung, tư tưởng của văn bản văn học.

- Các ý cơ bản của bài văn:

+ Giới thiệu tác giả, tác phẩm khái quát.

+ Hình ảnh chiến sĩ – thi sĩ xuất hiện trong nhiều thi phẩm của

“Nhật kí trong tù”, song ở bài này nó biểu lộ rõ nét. Trong “Cảm

tưởng đọc “Thiên gia thi”, nhà thơ viết “Nhà thơ cũng phải biết

xung phong” nhằm nhấn mạnh phẩm chất của người chiến sĩ trong thi sĩ. Đây là một điều kiện cần, đủ của hình tượng nhân vật trữ tình trong tập thơ.

+ Hai câu thơ đầu là sự cảm nhận cảnh vật nên thơ, khoáng đạt của một tâm hồn thi sĩ; đồng thời, Bác như quên đi cảnh ngộ riêng để chia sẻ, rung cảm với cảnh vật. Tấm lòng Người thật

1,0 điểm 1,0 điểm

bao la, rộng lớn biết nhường nào.

+ Tâm hồn chiến sĩ, thi sĩ khiến bức tranh thiên nhiên trong hai câu cuối càng bừng sáng trong cảnh chiều tà. Nhãn tự “hồng” khiến cho bức tranh sinh hoạt địa phương thêm ấm áp, Người vượt lên nhọc mệt, nỗi buồn riêng để vui chung với cảnh đầm ấm, yên vui ở nơi mình đi qua. “Nâng niu tất cả chỉ qn mình” (Tố Hữu). Đó là một tâm hồn vĩ đại của người tù - thi sĩ Hồ Chí Minh.

+ Chủ thể trữ tình khơng trực tiếp bộc lộ nội tâm mà mượn cảnh vật để thể hiện chất thép, chất lãng mạn, nhân văn của tâm hồn. Ngôn ngữ bài thơ hàm súc, vừa cổ điển, vừa hiện đại; sự vận động của mạch cảm xúc, của hình tượng thơ đi từ ánh sáng ra bóng tối, từ cơ đơn đến sự giao hòa với cuộc sống…Bài thơ thể hiện trạng thái tinh thần cao đẹp của người tù, thi sĩ Hồ Chí Minh.

2,0 điểm

1,0 điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống câu hỏi mở trong dạy học ngữ văn trung học phổ thông (Trang 64 - 72)