Khảo sát các ý kiến bàn bạc về đổi mới đánh giá đối với môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống câu hỏi mở trong dạy học ngữ văn trung học phổ thông (Trang 27 - 30)

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.2. Khảo sát các ý kiến bàn bạc về đổi mới đánh giá đối với môn

Trước thực trạng dạy học và thi cử mơn Ngữ văn cịn khơng ít bất cập trong một thời gian dài, các cơ quan có thẩm quyền, các nhà giáo tên tuổi, tâm huyết đã đề xuất nhiều ý kiến nhằm tìm ra, thống nhất về việc đổi mới KTĐG với môn Ngữ văn. Theo tinh thần Nghị quyết số 29 - NQ/TW Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, việc KTĐG mơn Ngữ văn đang có những chuyển biến tích cực, góp phần đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.

Trong xu hướng chung đổi mới từ đánh giá kiến thức, kĩ năng sang đánh giá năng lực; đánh giá để xếp loại sang đánh giá để phát triển học tập; từ đánh giá một chiều sang đánh giá đa chiều; đổi mới cách ra đề, đề mở được xem là điều kiện đủ nhằm giúp quá trình dạy học đạt kết quả mong muốn.

Như vậy, chúng ta được quyền kì vọng mơn Ngữ văn sẽ giữ được vị thế cần phải có trong trường phổ thơng, sẽ có thêm nhiều HS u thích và học tốt mơn học này. Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI cũng xác định cần phải đào tạo, đánh giá toàn diện; chú trọng năng lực, kĩ năng thực hành, người học phải biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời.”

Trong bài “Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn theo yêu cầu phát

triển năng lực”, thầy Đỗ Ngọc Thống đã xác định: “Mục tiêu của đánh giá theo yêu

cầu phát triển năng lực cần xác định được khả năng vận dụng tổng hợp những gì đã học của học sinh vào việc giải quyết một bài toán mới, đáp ứng các yêu cầu mới trong một tình huống tương tự. Nội dung đánh giá không phải chỉ là những gì đã học mà cịn là u cầu tổng hợp, liên hệ nhiều nội dung đã học; không chỉ giữa các phân mơn trong mơn học mà cịn cả những hiểu biết từ các môn học khác”.

Theo báo giaoducthoidai.vn, mơn Ngữ văn cần chú trọng hình thành năng lực

tiếp nhận văn bản và năng lực tạo lập văn bản; việc kiểm tra thường xuyên, định kì nhằm chuẩn bị kĩ năng thực hành ở các kì thi quốc gia cho học sinh: “…. mơn Ngữ văn hình thành, bồi dưỡng cho HS năng lực tiếp nhận văn bản (gồm kĩ năng nghe và đọc) và năng lực tạo lập văn bản (gồm kĩ năng nói và viết). Khái niệm “văn bản” được mở rộng, bao gồm cả văn bản văn học và văn bản thông tin.

Để đánh giá được các năng lực Ngữ văn của HS, cần có những bộ cơng cụ phù hợp với mục đích của từng bài kiểm tra, kì thi. Việc kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kì phải mang tính chất rèn luyện, thực hành để chuẩn bị cho các kì thi quốc gia.”

Đề dẫn của Vụ Giáo dục phổ thông tại Hội thảo về đổi mới kiểm tra đánh

giá thúc đẩy đổi mới phương pháp do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tại Cần Thơ,

tháng 4/2009) chỉ đạo về sự thống nhất biện chứng giữa kiểm tra và đánh giá. Kiểm tra đi trước, đánh giá theo sau và sẽ giúp việc kiểm tra đạt mục tiêu ban đầu đặt ra:

“Kiểm tra là thu thập thông tin từ riêng lẻ đến hệ thống về kết quả thực hiện mục tiêu dạy học; đánh giá là xác định mức độ đạt được trong việc thực hiện mục tiêu dạy học; đánh giá đúng hay chưa đúng tùy thuộc ở mức độ khách quan, chính xác của kiểm tra.

Kiểm tra, đánh giá phải căn cứ mục tiêu dạy học, mục tiêu giáo dục, cụ thể là căn cứ chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ của HS đã được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thơng; kiểm tra và đánh giá là hai khâu trong một quy trình thống nhất nhằm xác định kết quả thực hiện mục tiêu dạy học, trong đó kiểm tra là khâu đi trước (khơng kiểm tra thì khơng có căn cứ đánh giá), chỉ kiểm tra khơng đánh

giá thì khơng thực hiện được mục tiêu của hoạt động kiểm tra, đánh giá”. (Về chỉ đạo

thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học)

Còn theo báo giaoducthoidai.vn, việc dạy học Ngữ văn cần coi trọng mối quan

hệ biện chứng giữa phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; việc ra đề văn theo hướng mở sẽ giúp hình thành năng lực, phẩm chất cho người học: “Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của người học đối với chương trình giáo dục kéo theo yêu cầu tất yếu phải đổi mới về phương pháp dạy học. Tuy nhiên, khắc phục những hạn chế, yếu kém trì trệ về phương pháp dạy học Ngữ văn không phải là điều dễ dàng. Nhất là khi mà việc thi và kiểm tra vẫn lạc hậu, lối mòn. Đổi mới cách thức ra đề thi, trong đó có đề thi theo hướng mở sẽ là một giải pháp quan trọng. Vậy nó có vai trị gì trong việc phát triển năng lực và phẩm chất của người học?

Đề thi, kiểm tra môn Ngữ văn theo hướng mở có vai trò gián tiếp thúc đẩy hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của người học. Điều này có thể thấy rõ qua việc phân tích mối quan hệ biện chứng giữa phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá”.

Trong cuốn Hệ thống đề mở Ngữ văn 10 (Nxb Giáo dục, 2007), PGS-TS Đỗ

Ngọc Thống cũng bàn đến điều kiện cần và đủ để một đề kiểm tra được coi là đổi mới, cần tập trung thay đổi cách ra đề tự luận:

“Đổi mới ra đề văn, nhiều người chỉ nghĩ đến việc có thêm nghị luận xã hội và kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan. Đương nhiên điều đó là cần nhưng chưa đủ…..đề tự luận đối với mơn Ngữ văn vẫn chiếm một vị trí hết sức quan trọng và vì

những điểm cần chú ý là cần thay đổi cách hỏi, cách nêu vấn đề. Cùng một tác phẩm, cho dù là tác phẩm đã học, nhưng có nhiều cách hỏi, cách khai thác, tiếp cận nhiều góc độ và yêu cầu khác nhau khiến cho vấn đề nêu lên mới mẻ, buộc học sinh phải suy nghĩ, tìm tịi và sáng tạo”. Tác giả cũng lưu ý việc đổi mới cần kế thừa thành tựu của quá khứ và cũng cần cân nhắc kĩ lưỡng thế nào là đổi mới đích thực: “Đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ là một yêu cầu hết sức cần thiết. Nhưng đổi mới khơng có nghĩa là phá bỏ tất cả, dỡ ra làm lại từ đầu. Cần suy nghĩ tìm hiểu kĩ càng để lựa chọn, kế thừa những gì đúng và hay từ trong truyền thống. Quá yêu mến quá khứ, một mực khư khư ôm lấy các quan niệm và nếp nghĩ cũ hẳn là một thái độ cực đoan, cản trở đổi mới. Nhưng q nơn nóng, thiếu một sự bình tĩnh để suy xét, lựa chọn, hăng hái đi tìm những gì thật lạ, thật khác mới coi là đổi mới cũng lại là một ngộ nhận, cực đoan không kém. Điều này về lí thuyết khơng có gì mới, nhưng khi vận dụng trong thực tế sẽ nảy sinh rất nhiều khó khăn, phức tạp”.

Như vậy qua một số ý kiến, nội dung chỉ đạo trên, ta nhận thấy vấn đề đổi mới KTĐG đã được chú trọng đặc biệt trong những năm gần đây. Việc đổi mới này không chỉ tác động cơ bản đến chất lượng, “đầu ra” của người học mà còn giúp người dạy cải tiến, thay đổi PPDH của mình. Từ đó, chất lượng giáo dục đào tạo chắc chắn được nâng lên từng bước trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống câu hỏi mở trong dạy học ngữ văn trung học phổ thông (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)