2.1. Phương hướng xây dựng hệ thống câu hỏi mở, đề mở trong dạy
2.1.3. Hệ thống câu hỏi mở, đề mở phải có đáp án mở
Chúng ta đã công nhận những ưu điểm câu hỏi mở, đề thi mở; vậy cần phải quán triệt việc đề xuất được đáp án mở và vận dụng đáp án đó theo tinh thần mở nhằm đạt tới ý nghĩa tích cực của vấn đề đổi mới KTĐG.
Dưới đây là những đề xuất cho đáp án chấm mở:
Thứ nhất, đáp án mở cần bảo đảm kiến thức, năng lực và phẩm chất cần thiết
theo chuẩn: Đề thi mở thì hướng dẫn và cách chấm bài, đánh giá HS cũng phải mở.
Nhưng, dù mở thế nào thì cũng phải bám vào một điểm chung đó là chuẩn. Dựa trên chuẩn đã xây dựng để định hướng cho những yêu cầu về kiến thức, năng lực, phẩm chất của HS. Vấn đề cần đặt ra là phải hài hòa được các yêu cầu này theo chuẩn. Người GV phải là người nắm rõ các chuẩn của chương trình để xác định rõ phần cứng và phần mở trong đề kiểm tra.
Thứ hai, đáp án mở cần đặt yêu cầu về năng lực và phẩm chất của người học
lên hàng đầu, đồng thời không bỏ qua yêu cầu về kiến thức: Như đã nói ở trên, đề
mở là mở cả về kiến thức, năng lực và phẩm chất, tư tưởng của người học. Tuy vậy, không nên cực đoan, quá xem trọng các năng lực và phẩm chất trong yêu cầu của đáp án chấm, mà quên mất việc đánh giá tri thức, hiểu biết của HS. Bất kỳ sự đổi mới nào thì cũng khơng thể bỏ qua u cầu trau dồi tri thức, phải hài hòa được các yêu cầu này. Đây cũng là xu hướng mà việc đổi mới đang hướng đến.
Thứ ba, đáp án mở cũng cần tạo những “khoảng mở” cho người chấm đánh giá
sự sáng tạo của HS: Khi vận dụng việc ra đề mở, GV thường vấp phải một rào cản
đó là tâm lý khó chấp nhận tư duy mở khi chấm bài cho HS. GV quen nghe những điều HS nói theo mình, nói theo sách, khơng dễ chấp nhận những cái riêng của HS. Đó là chưa kể việc nhiều GV chưa đủ khả năng đánh giá những sự sáng tạo của HS. Chính vì thế, để đảm bảo an tồn, GV thường lựa chọn phương án nêu yêu cầu chấm bài đóng. Điều này khiến cho việc chấm bài theo hướng mở không đạt hiệu quả như mong muốn.
Vậy, yêu cầu của một đáp án chấm tốt là nhất thiết phải có những khoảng mở rộng rãi để chính người chấm được mở. Phải có niềm tin vào GV, phải thay đổi được tư duy và cả năng lực của họ để có thể chấm bài mở. Thực tế những năm gần đây, nhiều đề thi của nhiều địa phương, nhiều GV đã làm rất tốt điều này. Đề thi và đáp
án chấm đã thực sự mở. Nó tạo được sự đồng thuận rộng rãi của cả GV, HS và dư luận xã hội. Chúng ta kì vọng điều này được duy trì và trở nên phổ biến nhằm thay đổi đáng kể chất lượng dạy học Ngữ văn.
Thứ tư, ta cần chú trọng tính cơng cụ và nghệ thuật của bộ môn để đáp án
chấm mở thực sự có ý nghĩa: Mơn Ngữ văn là một môn học công cụ nhằm trang bị
những công cụ giao tiếp, tư duy và những công cụ khác cho con người tồn tại và phát triển. Đáp án chấm mở phải chú ý điều này, cần tạo điều kiện để người làm bài vận dụng những cơng cụ đó tốt nhất, sáng tạo nhất để bộc lộ tư tưởng.
Hơn nữa, môn Ngữ văn cịn là một mơn nghệ thuật nên cần sự sáng tạo không ngừng để tồn tại. Qua những bài học đọc - hiểu trong nhà trường, HS được trang bị kĩ năng đọc - hiểu, tiếp nhận văn chương nói chung, học được cách làm những người đọc thơng minh, sáng tạo, có văn hóa. Vì thế, đáp án chấm mở phải tạo một khoảng mở thật rộng để người học thể hiện khả năng nghệ thuật của mình. Điều này cũng tạo cơ hội cho người chấm có thể nghe, thấu hiểu và tôn trọng những cảm thụ riêng của người học. Điều này nếu làm được sẽ góp phần đáng kể thay đổi hứng thú của HS. Đổi mới hướng ra đề và cách chấm bài như vậy, ngoài ý nghĩa to lớn là đánh giá được quá trình hình thành, phát triển năng lực của HS, còn là một giải pháp quan trọng để tác động tới việc đổi mới PPDH. Từ đó, mơn Ngữ văn khắc phục được tình trạng nặng nề, nhàm chán với khơng ít HS bấy lâu nay.
2.1.4. Hệ thống câu hỏi mở, đề mở phải phát huy được năng lực vốn có của người học
Độ tuổi của HS THPT là khoảng 16 đến 18 tuổi, đây là lứa tuổi gần trưởng thành và trưởng thành để là những cơng dân chính thức của xã hội. Vậy nên dù còn là HS THPT, song các em đã bắt đầu có những suy nghĩ tương đối phong phú về nhiều mặt của đời sống xã hội; nhiều ý kiến phát biểu của các em trong các bài thi nghị luận xã hội khiến người lớn phải ngỡ ngàng, chưa dám nghĩ tới. Vì thế, mỗi GV khi lên lớp cần phải tìm hiểu đối tượng để hiểu các em về cơ bản; từ đó, có kế hoạch cho các nội dung lên lớp của mình, nhất là phần lấy các ví dụ hay đặt ra các tình huống thực tế cho HS. Đặc biệt, việc ra các câu hỏi, đề thi cần theo hướng mở để HS có cơ hội được bộc lộ những hiểu biết, chính kiến của các em trước những vấn đề của cuộc sống. Từ đó, GV có điều kiện điều chỉnh, uốn nắn nếu những suy nghĩ của các em chưa thật phù hợp, giúp HS được hoàn thiện cả về kĩ năng và phẩm chất, nhân cách.
Chúng ta cần nhìn nhận đúng đắn về thực tế: do lâu nay HS quen thuộc với đa số đề thi đóng nên họ ít khả năng sáng tạo; vậy mà, một đòi hỏi cơ bản của đề văn, câu hỏi mở là phẩm chất sáng tạo, HS phải chịu khó động não, tư duy, tổ chức lại kiến thức, nhìn rộng ra các vấn đề của đời sống, thay vì chỉ đóng khung thuần túy với những tri thức, kĩ năng nhà trường cung cấp. Đề thi ra theo hướng đánh giá năng lực có nghĩa là đánh giá khả năng biết làm một cách độc lập, sáng tạo, có ý thức từ những kiến thức đã biết, những kĩ năng đã được vận dụng thuần thục. Vậy vấn đề đặt