Hệ thống đề mở, đáp án mở phải phù hợp thực tế dạy và học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống câu hỏi mở trong dạy học ngữ văn trung học phổ thông (Trang 47 - 49)

2.1. Phương hướng xây dựng hệ thống câu hỏi mở, đề mở trong dạy

2.1.2. Hệ thống đề mở, đáp án mở phải phù hợp thực tế dạy và học

Đổi mới đề thi, kiểm tra là cần thiết, song mọi sự đổi mới phải dựa trên cơ sở thực tế của việc dạy học Ngữ văn. Nếu trước đây thầy cô chú tâm cung cấp kiến thức thật đầy đủ để HS yên tâm đi thi, không lạ lẫm với những tri thức mới mẻ, thì giờ là lúc nhà trường không chỉ trang bị cho HS những tri thức nền tảng, cơ bản, mà quan trọng là giúp họ hình thành những kĩ năng, năng lực cần thiết để đáp ứng các yêu cầu

của đề thi ra theo hướng mở. Trên thực tế GV hầu hết đã có ý thức về việc thay đổi cách dạy và học nhưng việc thay đổi này cũng rất khác ở mỗi người, chưa nói rất khác giữa các địa phương. Vậy nên việc áp dụng đề thi mở vào KTĐG cần có những tính tốn kĩ lưỡng tránh tình trạng dạy một đằng, thi một nẻo, HS khơng được trang bị về tri thức và kĩ năng đầy đủ. Điều này còn liên quan tới việc người học đã thường xuyên được tiếp xúc với câu hỏi mở trong quá trình học tập hằng ngày hay chưa. Theo điều tra, thống kê ban đầu, chưa phải HS nào cũng sẵn sàng với những thay đổi, do tâm lí lo sợ đề khó, do lười suy nghĩ, chưa chủ động, sáng tạo. Do đó, đề thi đổi mới cần phù hợp với từng đối tượng; nếu HS có trình độ, khả năng vừa phải, nên chăng ta cần thay đổi từ từ, kết hợp đề truyền thống với đề mở. Mọi sự thay đổi cần tính đến hiệu quả thực chất, tránh hình thức bề ngồi hay gượng ép; có như vậy kết quả học tập của HS mới phản ánh đúng chất lượng.

Không phải vài năm gần đây chúng ta mới có đề thi mở, mà trước đây nó đã từng xuất hiện trong một số kì thi, nhất là các kì thi lớn như thi ĐH hay thi chọn HS giỏi các cấp. Song bởi sự hạn chế về PPDH nên đa số câu hỏi, đề thi đều ở dạng “đóng” nhằm đảm bảo an tồn về chất lượng; thế nên thuật ngữ “câu hỏi mở, đề thi mở” lại dường như trở nên mới lạ. Ta không thể phủ nhận được hiệu quả của đề thi mở vì nó khơng chỉ đánh giá được năng lực, phẩm chất của người học, mà sâu xa nó thúc đẩy sự đổi mới tất yếu của PPDH. Vậy nên việc áp dụng rộng rãi câu hỏi mở, đề thi mở trong quá trình dạy học là một việc làm cần duy trì và chuẩn hóa; tránh tình trạng GV đặt những câu hỏi, ra những đề kiểm tra “quái gở”, chỉ để thỏa mãn sự khác lạ so với trước đây. Hiện nay, mỗi thầy cơ đều có mong muốn trang bị cho HS của mình những kĩ năng, năng lực cần thiết, họ khơng cịn lo nhồi nhét kiến thức cho thật nhiều, mà chú trọng dạy HS cách học, cách tư duy sáng tạo. “Dạy học nhằm tạo ra sự tác động trong nhận thức và tình cảm, sự tích cực suy nghĩ, niềm đam mê ham thích sáng tạo, tìm tịi của học sinh chứ khơng phải tạo ra những thói quen trơng chờ và bắt chước” [11,tr.138]. Thầy chỉ là người dẫn dắt, tổ chức, điều khiển, là trọng tài cho mỗi giờ dạy học; trị đóng vai trị trung tâm trong hoạt động lĩnh hội, chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng. Muốn có sự đổi mới thực sự trong KTĐG, thì việc đổi mới PPDH cũng cần chịu sự tác động tích cực từ sự đổi mới đó mà hồn thiện theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống câu hỏi mở trong dạy học ngữ văn trung học phổ thông (Trang 47 - 49)