Tăng cường đầu tư tài chính, cơ sở vật chất cho các hoạt động thông tin đối ngoạ

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quan hệ quốc tế công tác thông tin đối ngoại của việt nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 88)

c. Về đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất

3.2.7. Tăng cường đầu tư tài chính, cơ sở vật chất cho các hoạt động thông tin đối ngoạ

Có thể nói, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, từng bước xây dựng cơ chế, chính sách đối với cán bộ làm công tác thông tin đối ngoại là một nhiệm vụ lớn, mọi thành công hay thất bại của công tác này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hiệu quả công tác thông tin đối ngoại. Do đó, công tác này phải là nhiệm vụ của tất cả các cơ quan làm công tác thông tin đối ngoại.

3.2.7. Tăng cường đầu tư tài chính, cơ sở vật chất cho các hoạtđộng thông tin đối ngoại động thông tin đối ngoại

Trong những năm qua, kinh phí cho hoạt động thông tin đối ngoại lấy chủ yếu từ ngân sách nhà nước. Việc sử dụng kinh phí đó còn rất hạn chế, chưa có hiệu quả. Sở dĩ như vậy là do chưa có quy chế sử dụng thống nhất mà kinh phí được phân bổ cho từng cơ quan riêng biệt, dẫn tới tình trạng có cơ quan phải

cố làm những CD quảng bá kém chất lượng để giải ngân song có cơ quan mời phóng viên nước ngoài vào viết bài quảng bá về Việt Nam lại không có kinh phí thường xuyên cho người đi hướng dẫn và quản lý phóng viên. Trong tình hình mới, chúng ta cần đầu tư ngân sách thỏa đáng cho hoạt động thông tin đối ngoại nhằm đổi mới và hiện đại hóa cơ sở vật chất - kỹ thuật cho các cơ quan

chuyên trách làm công tác thông tin đối ngoại, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thông tin đối ngoại, phục vụ các chương trình, hoạt động thông tin đối ngoại cả ở trong nước và ngoài nước, nhất là các chiến dịch lớn.

Tăng cường hợp tác quốc tế, đẩy mạnh xã hội hóa công tác thông tin đối ngoại, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ tài chính cho các hoạt động thông tin và văn hóa đối ngoại nhằm huy động mọi nguồn lực cho công tác này.

Xây dựng chính sách xã hội hóa hoạt động thông tin đối ngoại, quy định rõ về trách nhiệm, quyền lợi của các chủ thể tham gia. Hỗ trợ việc xuất bản và phát hành các ấn phẩm thông tin đối ngoại đến với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài. Thậm chí, Nhà nước có thể mạnh dạn đầu tư xây dựng kênh truyền hình, phát thanh bằng ngoại ngữ phổ biến với thời lượng phát dài hơn, tần suất nhiều hơn để thông tin của ta có thể đến được với các đối tượng khắp các khu vực trên thế giới.

Có thể nói, trong bối cảnh đất nước ta đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, thông tin đối ngoại có vai trò và nhiệm vụ hết sức quan trọng. Thông tin đối ngoại phải tham gia tích cực và hiệu quả nhất vào việc nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, phải làm cho thế giới hiểu đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, giới thiệu về đất nước, lịch sử, con người và văn hóa Việt Nam ra nhiều nước trên thế giới, góp phần làm nổi bật hình ảnh một đất nước Việt Nam hòa bình, đổi mới, ổn định, phát triển năng động, giàu tiềm năng hợp tác và có nền văn hóa đặc sắc. Bên cạnh đó, thông tin đối ngoại cần đấu tranh có hiệu quả với những luận điệu xuyên

tạc, vu cáo chống Việt Nam của các thế lực thù địch. Để hoàn thành những nhiệm vụ rất lớn và khó khăn này, thông tin đối ngoại cần phải được đổi mới mạnh mẽ cả về tư duy và hành động cụ thể. Cần huy động mọi lực lượng, mọi nguồn lực, kết hợp cả nội lực và ngoại lực vào công tác thông tin đối ngoại.

KẾT LUẬN

Qua hơn hai thập niên tiến hành cải cách đối mới, trên mặt trận đối ngoại, chúng ta đã hoàn thành tốt nhiệm vụ trọng tâm là giữ vững môi trường hòa bình, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao vị thế quốc tế của đất nước.

Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Từ bước đầu phá thế bao vây cấm vận, chúng ta đã nỗ lực, chủ động mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa, quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị, xã hội. Chúng ta đã gắn kết chặt chẽ ba trụ cột: Ngoại giao chính trị - Ngoại giao kinh tế - Ngoại giao văn hóa, tạo dựng môi trường khu vực và quốc tế hết sức thuận lợi, tranh thủ sự hợp tác, giúp đỡ quốc tế cho phát triển kinh tế của ta, đồng thời tạo ra thế và lực mới cho đất nước. Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai chính sách đối ngoại, chúng ta đã phối hợp nhịp nhàng giữa ngoại giao Nhà nước và ngoại giao nhân dân. Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, xu hướng dân chủ hóa, đa phương hóa và liên kết khu vực, tiểu khu vực phát triển mạnh mẽ cho thấy ngoại giao Nhà nước không thể thiếu ngoại giao nhân dân, ngược lại, các hoạt động ngoại giao nhân dân phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức phong phú, đa dạng nhưng cần thiết phải bám sát chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước. Các hoạt động đối ngoại nhân dân đều hướng đến tăng cường tình đoàn kết hữu nghị, tuyên truyền quảng bá về Việt Nam, góp phần tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

Trải qua các giai đoạn phát triển đất nước, dưới sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, thông tin đối ngoại đã giới thiệu ra quốc tế hình ảnh đất nước, con

người Việt Nam, những thành tựu của công cuộc đổi mới và những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế. Trước đây, Việt Nam vốn chỉ được thế giới biết đến qua tên của những cuộc chiến thì nay đã được thay bằng một Việt Nam giàu bản sắc văn hóa, đang nỗ lực phát triển kinh tế xã hội và tham gia có trách nhiệm vào những vấn đề của cộng đồng thế giới. Điều này được thể hiện rõ nét qua những sự kiện quan trọng như việc Việt Nam được các nước Châu Á đề cử làm đại diện cho châu lục vào vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức kinh tế thương mại lớn nhất thế giới (WTO), là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh thứ hai châu Á, chỉ đứng sau Trung Quốc và có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng nhanh hơn cả Trung Quốc, là quốc gia hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, thu hút hàng tỷ đô la đầu tư nước ngoài trực tiếp, là con hổ kinh tế mới nhất ở châu Á. Với thế mạnh truyền thống nghìn năm văn hiến giàu bản sắc dân tộc và có nhiều danh lam thắng cảnh là di sản văn hóa thế giới, Việt Nam trong những năm qua đã thu hút được hàng triệu du khách quốc tế. Tuy nhiên, công tác thông tin đối ngoại vẫn còn tồn tại những hạn chế, yếu kém. Nguyên nhân của những hạn chế đó do cả yếu tố chủ quan và khách quan đem lại.

Chặng đường phía trước, công tác thông tin đối ngoại có nhiều thuận lợi nhưng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay, yêu cầu đặt ra đối với từng cơ quan, từng cán bộ làm công tác thông tin đối ngoại là phải ý thức đầy đủ trách nhiệm chính trị - xã hội, thấm nhuần sâu sắc đường lối, quan điểm của Đảng, không ngừng trau dồi tri thức và năng lực chuyên môn. Từ đó, công tác thông tin đối ngoại được thực hiện và triển khai có hiệu quả hơn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chúng ta tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quan tâm sâu sát, đầu tư cơ sở vật chất, thống nhất quản lý thông tin đối ngoại của Nhà nước và sự phối hợp nhịp nhàng đồng bộ giữa các ngành, các cấp, các địa phương, các doanh nghiệp... cùng với sự tiến bộ, hiện đại hóa các phương tiện thông tin đại chúng, nhất định công tác này sẽ được đẩy mạnh, hoàn thành nhiệm vụ trên mặt trận đối ngoại, thu được nhiều kết quả to lớn và đặc biệt góp phần vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quan hệ quốc tế công tác thông tin đối ngoại của việt nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w