Đổi mới nội dung, hình thức và phương thức thông tin đối ngoạ

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quan hệ quốc tế công tác thông tin đối ngoại của việt nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 82)

c. Về đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất

3.2.3. Đổi mới nội dung, hình thức và phương thức thông tin đối ngoạ

triển thông tin đối ngoại trong thời kỳ mới", với những định hướng cơ bản và chiến lược lâu dài cho hoạt động thông tin đối ngoại. Bên cạnh đó, phải gắn việc triển khai thực hiện chiến lược phát triển thông tin đối ngoại với xây dựng, triển khai thực hiện các chiến lược, chương trình mục tiêu quốc gia khác.

Đồng thời với việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới, việc đổi mới cơ chế tổ chức và phối hợp các lực lượng làm thông tin đối ngoại là rất cần thiết, có quy chế phân định rõ chức năng nhiệm vụ và sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên trách về thông tin đối ngoại nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này; bảo đảm sự tập trung, hiệu quả của công tác chỉ đạo, quản lý thông tin trong phạm vi cả nước. Ban chỉ đạo quốc gia về thông tin đối ngoại là cơ quan tham mưu, chỉ đạo, định hướng, quản lý và điều phối toàn bộ hoạt động thông tin đối ngoại của cả nước.

3.2.3. Đổi mới nội dung, hình thức và phương thức thông tin đốingoại ngoại

Nhiệm vụ của thông tin đối ngoại trong thời kỳ mới được xác định là tập trung xây dựng hình ảnh mới về Việt Nam trên thế giới: một đất nước hòa bình, hữu nghị, năng động, đổi mới mạnh mẽ, tích cực hội nhập quốc tế và đầy tiềm năng phát triển, một đối tác tin cậy. Theo đó, nội dung thông tin đối ngoại cần được đổi mới, xác định cụ thể cho từng khu vực, địa bàn, từng đối tượng, tùy theo mối quan hệ của nước ta với các nước theo từng giai đoạn. Ví dụ, đối với Mỹ, sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao, thông tin đối ngoại của ta cần hướng vào sự phát triển các quan hệ hữu nghị, hợp tác kinh tế, thương mại, thu hút vốn đầu tư, khoa học, công nghệ và giải quyết các vấn đề còn tồn

tại v.v... giữa hai nước trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Còn đối với các nước láng giềng Đông Nam Á, công tác thông tin đối ngoại cần tiến hành với tinh thần cùng xây dựng một khu vực hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Hơn thế nữa vì nguồn lực có hạn, ta cần xác định đúng, linh hoạt, phù hợp từng thời kỳ phát triển trọng tâm, trọng điểm, đối tượng của hoạt động thông tin đối ngoại để tập trung nguồn lực thực hiện những ưu tiên cao nhất, không dàn trải. Trong thời điểm hiện tại, cần ưu tiên các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào, Campuchia, các nước có tiềm năng hợp tác kinh tế với ta, những nơi tập trung đông đảo cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, trong từng nước cần tập trung vào đối tượng báo chí, doanh nhân, giới trẻ. Chúng ta nên tránh đưa ra các sản phẩm thông tin như nhau cho tất cả mọi khu vực, mọi đối tượng. Như vậy, công tác thông tin đối ngoại mới có hiệu quả hơn.

Khi nội dung thông tin đối ngoại thay đổi thì hình thức thể hiện cũng nên được thay đổi sao cho phù hợp với nội dung. Các chương trình phát thanh - truyền hình, tin bài trên báo in phải hấp dẫn, thỏa mãn mỹ cảm, thu hút công chúng và tác động sâu sắc đến tình cảm và lý trí của mỗi loại đối tượng. Các sản phẩm truyền thông quốc tế phải được đa dạng hóa theo các thứ tiếng phù hợp, theo nhu cầu của từng địa bàn, phải được trình bày thể hiện với sức thuyết phục cao, khơi gợi hứng thú, định hướng nhận thức đúng đắn và hành động tích cực có lợi cho uy tín và vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Chúng ta nên xây dựng các chương trình chiến dịch thông tin tuyên truyền lớn cả ở trong nước và ngoài nước, đẩy mạnh các hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật, tích cực quảng bá du lịch, tham gia các diễn đàn quốc tế. Phát huy vai trò của các cơ quan đại diện của ta ở nước ngoài trong việc thông tin đối ngoại và quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới.

Bên cạnh đó, tăng cường hiện đại hóa phương tiện thông tin, ứng dụng khoa học - công nghệ, đặc biệt là internet, truyền hình cáp… trong thông tin đối ngoại, xây dựng website, weblog và các diễn đàn trên internet làm nơi cung cấp thông tin, trao đổi thông tin và diễn đàn trên mạng, tăng cường đưa nhiều ấn phẩm thông tin đối ngoại lên mạng. Sắp xếp, quy hoạch mạng lưới thông tin, hỗ trợ các kênh báo chí đối ngoại trong cả nước cải tiến nội dung, hình thức, chất lượng phủ sóng, mở rộng địa bàn phủ sóng, ngôn ngữ.. để kênh thông tin đối ngoại như VTV4 hay VOV thực sự mạnh ngang tầm khu vực và trên thế giới, có chức năng tuyên truyền cho khán giả quốc tế, không chỉ dừng ở đối tượng Việt kiều như hiện nay.

Các hoạt động văn hóa đối ngoại có thể nói là hình thức tuyên truyền đối ngoại tinh tế, dễ chấp nhận nhất và kênh quảng bá, tuyên truyền có hiệu quả, phù hợp với thời cuộc, thói quen, công nghệ. Đây cũng là một thành tố trong sức mạnh mềm để thể hiện lý tưởng chính trị, sức lôi cuốn và gây ảnh hưởng ra bên ngoài… và mang lại nguồn của cải, vật chất và thịnh vượng bên trong. Vì thế, chúng ta cần tăng cường các hoạt động văn hóa đối ngoại, đẩy mạnh hoạt động ngoại giao nhân dân, trao đổi nghiên cứu khoa học, giao lưu phụ nữ, thanh niên, học sinh, sinh viên… Khai thác những nét văn hóa độc đáo của các địa phương để làm phong phú thêm quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước, lập các Trung tâm Văn hóa, tổ chức ngày Việt Nam, Tháng Việt Nam, thậm chí Năm Việt Nam tại một số địa bàn ta có nhu cầu. Đầu tư hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức các hoạt động giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, thậm chí tùy tình hình cụ thể ở mỗi nơi có thể xuất bản báo, tạp chí của người Việt. Điều này sẽ góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam và nâng cao vị thế của ta.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quan hệ quốc tế công tác thông tin đối ngoại của việt nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 82)