Công tác thông tin đối ngoại với cuộc đấu tranh dư luận, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quan hệ quốc tế công tác thông tin đối ngoại của việt nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 56)

c. Tuyên truyền đối ngoại thông qua các cơ quan đại diện của ta ở nước ngoà

2.3.3.Công tác thông tin đối ngoại với cuộc đấu tranh dư luận, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch

phản bác các quan điểm sai trái, thù địch

Từ sau khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, lợi dụng những khó khăn của phong trào cộng sản, chủ nghĩa quốc tế các thế lực phản động ra sức tập hợp lực lượng thực hiện "diễn biến hòa bình" để chống phá các nước xã hội chủ nghĩa trong đó có nước ta. Trước tình hình đó, hoạt động thông tin đối ngoại đấu tranh kiên quyết bằng những luận cứ xác đáng và khoa học để bảo vệ sự lựa chọn định hướng phát triển của chúng ta. Ngăn chặn, đẩy lùi mưu toan dùng chiêu bài "dân chủ", "nhân quyền", "tự do tôn giáo" để can thiệp gây mất ổn định ở nước ta và đập tan những luận điệu xuyên tạc thù địch và các ảnh hưởng xấu về tư tưởng, văn hóa từ bên ngoài trở thành một nhiệm vụ có tầm quan trọng đặc biệt, cấp bách, đồng thời đó là nhiệm vụ có tầm chiến lược cơ bản lâu dài của hoạt động thông tin đối ngoại nói riêng và của công tác tư tưởng nói chung hiện nay ở nước ta.

Trong lĩnh vực này, Bộ Ngoại giao đã làm tốt chức năng Người phát ngôn, góp phần rất lớn vào việc bày tỏ lập trường, bác bỏ những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch ở nước ngoài. Các trang web về thông tin báo chí, về Đảng Cộng sản Việt Nam, cung cấp nhanh nhất, chính xác nhất lập trường quan điểm của ta cho các đối tượng, góp phần làm giảm tác dụng của một số báo chí nước ngoài cố ý bóp méo sự thật hoặc trích dẫn không đầy đủ về lập trường, quan điểm của ta. Tạp chí "Quê hương", Tuần báo "Thế giới và Việt Nam", tờ Tin đối ngoại của Ban Đối ngoại Trung ương Đảng, Tạp chí

Thông tin đối ngoại của Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại đã góp phần không nhỏ trong việc chuyển tải thông tin có định hướng, giúp dư luận hiểu đúng hơn về tình hình Việt Nam.

Đối với các vấn đề liên quan đến chủ quyền, biên giới, hải đảo, Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại đã định hướng tương đối kịp thời, thông qua các cơ quan truyền truyền, gặp gỡ báo chí và bạn bè nước ngoài, ta khẳng định chủ quyền lãnh thổ Việt Nam trên đất liền và biển đảo (hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa). Đồng thời nêu rõ quan điểm và chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam về chủ quyền, lãnh thổ, những nguyên tắc quy định của luật pháp quốc tế nhằm giữ vững môi trường hòa bình, ổn định của đất nước trên biển Đông.

Sự phối hợp giữa các cơ quan tư tưởng, ngoại giao, an ninh kinh tế, văn hóa,... trong đấu tranh dư luận đã được triển khai một cách kịp thời và đồng bộ hơn. Trong báo cáo đánh giá của Ban chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại về tuyên truyền vấn đề nhân quyền, bác bỏ các luận điệu thù địch năm 2005 có nêu: Đã thực hiện tốt chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh nhân quyền. Nâng cao năng lực lý luận của ta, đấu tranh với các luận điệu xấu bằng những lập luận chặt chẽ, sắc bén, có hệ thống và tính thuyết phục hơn; chỉ đạo và phối hợp kịp thời một số cơ quan chức năng, một số báo đối ngoại tăng cường đưa tin về việc xử lý các vấn đề nhạy cảm (các vụ án phức tạp, vấn đề tôn giáo, dân tộc,...), yêu cầu Mỹ phải đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tôn giáo (CPC), coi đây là biện pháp giải tỏa, giảm sức ép từ bên ngoài; tăng cường tuyên truyền Nghị định về tôn giáo, chỉ thị của Thủ tướng về Tin lành; các phương tiện truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền phát huy nội dung Sách trắng về nhân quyền; xuất bản thêm các ấn phẩm chuyên đề, các bộ tài liệu đề cập chuyên sâu về thành tựu nhân quyền, dân chủ, dân tộc, tôn giáo. Chủ động, nhạy bén trong đấu tranh bác bỏ luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực cơ hội, thù địch, nhất là các luận điệu tác động đến

đường lối của Đảng; thường xuyên tổ chức một số cuộc gặp mặt trao đổi kinh nghiệm về nâng cao chất lượng đấu tranh dư luận trên báo chí đối ngoại".

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quan hệ quốc tế công tác thông tin đối ngoại của việt nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 56)