Thông tin đối ngoại thông qua kênh đối ngoại nhân dân và giao lưu quốc tế

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quan hệ quốc tế công tác thông tin đối ngoại của việt nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 53)

c. Tuyên truyền đối ngoại thông qua các cơ quan đại diện của ta ở nước ngoà

2.2.5.Thông tin đối ngoại thông qua kênh đối ngoại nhân dân và giao lưu quốc tế

giao lưu quốc tế

Lực lượng tham gia vào kênh này khá đông đảo và đa dạng đủ loại thành phần và lứa tuổi. Đó là khách du lịch, là thành viên các đoàn thể (các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức hữu nghị...), địa phương, cơ sở, sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài và sinh viên nước ngoài du học tại Việt Nam, các doanh nhân, nhà đầu tư, những người đi giao dịch ở nước ngoài, kể cả số lao động theo hợp tác quốc tế và một bộ phận không thể tách rời là cộng đồng đông đảo bà con người Việt ở nước ngoài.

Hoạt động của các thành phần này cũng góp phần làm cho nhân dân, bạn bè thế giới hiểu rõ về Việt Nam. Họ có thể mang thông tin đi dưới dạng định hình (sách báo, phim ảnh, băng hình) hoặc những nhận xét, tình cảm chính bản thân họ cũng là nguồn thông tin có sức nặng nhất định. Kênh thông tin này đặc biệt hữu hiệu nếu được phối hợp với kênh thông tin chính thức để đi đúng hướng thông tin đối ngoại của nước ta.

Trong những năm gần đây, Nhà nước ta đã chú trọng đến các hoạt động giao lưu hữu nghị với nhân dân các nước láng giềng, đặc biệt nhân dân các tỉnh có chung biên giới, và các nước trong khu vực. Những cuộc giao lưu này thường thu hút sự tham gia của nhiều vị lãnh đạo và đông đảo các tầng lớp nhân dân. Nội dung của các cuộc giao lưu thường rất phong phú về thông tin, văn hóa, văn nghệ và được các phương tiện thông tin đại chúng quảng bá rộng rãi. Các cuộc giao lưu đều để lại ấn tượng tốt về tình hữu nghị, đoàn kết láng giềng và gây dấu ấn trong dư luận nhân dân các nước hữu quan. Các hoạt động nổi bật là Liên hoan hữu nghị nhân dân các tỉnh biên giới Việt - Lào; gặp gỡ hữu nghị và hợp tác nhân dân Việt Nam - Campuchia; đợt giao lưu hữu nghị "Điện Biên Phủ và tình đoàn kết quốc tế"...; các đợt hoạt động hữu nghị với Nga, Cu Ba, Ấn Độ... nhân các ngày kỷ niệm lớn, được thông tin kịp thời, sinh động...

Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam tăng cường tổ chức nhiều đoàn tham gia các diễn đàn khu vực và quốc tế, như Diễn đàn Xã hội thế giới, Diễn đàn Nhân dân ASEM, Diễn đàn Xã hội dân sự ASEAN... Các bài tham luận, ý kiến phát biểu của các cá nhân, tổ chức của ta tại các diễn đàn này góp phần làm cho quốc tế hiểu đúng tình hình Việt Nam, tranh thủ được sự đồng tình quốc tế.

Bên cạnh đó, nhìn chung hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước đều thúc đẩy thông tin đối ngoại như tăng cường các hoạt động giao lưu văn hóa trong các dịp lễ, Tết, kỷ niệm ngày thiết lập ngoại giao, trao đổi các hoạt động thương mại, kinh doanh, văn nghệ, thể thao… với các nước bạn bè, anh em láng giềng truyền thống, với các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp nước ngoài đóng trên địa bàn nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, tăng lượng khách du lịch trong nước và quốc tế...

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quan hệ quốc tế công tác thông tin đối ngoại của việt nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 53)