Công tác thông tin đối ngoại thông qua kênh phương tiện thông tin đại chúng

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quan hệ quốc tế công tác thông tin đối ngoại của việt nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 47)

c. Tuyên truyền đối ngoại thông qua các cơ quan đại diện của ta ở nước ngoà

2.2.3.Công tác thông tin đối ngoại thông qua kênh phương tiện thông tin đại chúng

thông tin đại chúng

Báo chí là một lĩnh vực của hoạt động tư tưởng, văn hóa, xuất phát từ nhu cầu thông tin của con người, có vai trò quan trọng trong việc tạo ra dư luận xã hội, góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

Truyền thông đại chúng là một hiện tượng mới được sử dụng trong thế kỷ 20. Sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông đã giúp nối dài các giác quan của con người, giúp con người nghe và thấy được những việc xảy ra ngoài tầm khả năng bình thường của giác quan. Bằng phương tiện truyền thông, người ta, dù ở bất cứ nơi đâu cũng có thể tận mắt chứng kiến nạn đói ở châu Phi, thiên tai ở Nam Á, những cuộc đình công ở Tây Âu, những khủng bố và bạo lực đẫm máu ở Trung Đông hay những diễn biến bất thường về môi trường ở Nam Cực... Và ở bất cứ thể chế chính trị nào, các phương tiện truyền thông đại chúng cũng là kênh chủ yếu cung cấp thông tin thời sự, kiến thức và giải trí cho người dân, là công cụ hữu hiệu để quản lý, điều hành và cải cách xã hội. Nó đã trở thành một định chế xã hội với những quy tắc và chuẩn mực riêng, có quan hệ mật thiết với các định chế cơ bản khác về kinh tế, chính trị, dân tộc, văn hóa trong xã hội. Chức năng cơ bản của các phương tiện truyền thông đại chúng là đáp ứng nhu cầu thông tin và nhu cầu giải trí của người dân. Nhưng nó lại có những hệ lụy và mối quan hệ tương tác hết sức quan trọng đối với các định chế chính trị và kinh tế trong xã hội. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phản ánh dư luận xã hội, mang thế giới đến với các cá nhân và tái tạo hình ảnh xã hội. Đây cũng là lý do để Edmund Burke viết rằng: "Ngoài ba quyền lực thuộc về nghị viện, còn có quyền lực thứ tư, quan trọng hơn cả, nằm trong tay các nhà báo" [50].

Chính phủ sử dụng báo chí để tuyên truyền, đưa ra các thông điệp gây ảnh hưởng tới dư luận và thăm dò dư luận của công chúng cũng như phản ứng các chính phủ khác. Báo chí ngày nay là một bộ phận không thể thiếu trong quá trình ra quyết sách của chính phủ, và ngược lại, chính phủ cũng trở thành một đối tác trong hoạt động của báo chí. Trong mối quan hệ này, thực thể này kích thích thực thể kia thay đổi và phản ứng lại trước những thay đổi của bên kia.

Có thể nói báo chí ngày nay là một thế lực quan trọng trong đời sống xã hội, phản ảnh các vấn đề của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội qua lăng

kính của phóng viên, theo định hướng của ban biên tập, chủ bút, chủ sở hữu của các công ty truyền thông đại chúng và chịu sự theo dõi, giám sát, quản lý và ở một mức độ nhất định, bị ảnh hưởng chi phối về quyền lực bởi một số cơ quan và cá nhân trong cơ quan nhà nước.

Là một bộ phận cấu thành quan trọng của thông tin đối ngoại, trong những năm qua, các phương tiện thông tin đại chúng đối ngoại đã quán triệt các chỉ thị, thông báo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng như Chỉ thị 11-CT/TW, Thông báo 188-TB/TƯ..., của Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại, kịp thời triển khai các chương trình tuyên truyền có hiệu quả về các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước cũng như về tình hình phát triển kinh tế - xã hội chung, hội nhập quốc tế của đất nước.

Hiện nay ở nước ta có 4 loại hình báo chí đang hoạt động. Đó là báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử trên Internet. Ngoài các cơ quan báo chí in, toàn quốc có 1 Hãng Thông tấn quốc gia, 1 Đài Truyền hình, 1 Đài Phát thanh quốc gia, 4 đài truyền hình khu vực, có Đài phát thanh truyền hình ở tất cả 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Nhờ có hệ thống báo chí phong phú, đa dạng tạo điều kiện thuận lợi trong việc chuyển tải các thông tin quan trọng của Đảng và Nhà nước cũng như thông tin về tình hình trong nước đưa ra nước ngoài ngày càng kịp thời, toàn diện hơn, giúp cho chính phủ và nhân dân thế giới có được những hiểu biết đúng đắn về tình hình Việt Nam, tranh thủ ngày càng rộng rãi sự đồng tình ủng hộ của họ đối với công cuộc đổi mới và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta, cũng như quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay.

Theo báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị 11-CT/TW của Ban Bí thư, Thông tấn xã Việt Nam có 9 đơn vị làm công tác thông tin đối ngoại, trung bình mỗi ngày phát hơn 100 tin bài đối ngoại bằng 4 thứ tiếng trên mạng internet. Các tờ báo của Thông tấn xã như Việt Nam News, Le Courier du Vietnam, Báo ảnh (4 thứ tiếng), Tạp chí Outlook... các báo điện tử, bản tin

kinh tế điện tử ECONET, điểm báo Press Hilights... đều được bạn đọc nước ngoài quan tâm đón nhận. Đài Tiếng nói Việt Nam có 6 cơ quan thường trú ở nước ngoài, đưa lên mạng internet 4 hệ phát thanh là VOV1, VOV2, VOV3 và VOV6. Các chương trình này đã phục vụ có hiệu quả đối với kiều bào ta ở nước ngoài. Đài tiếng nói Việt Nam không ngừng tăng cường hợp tác quốc tế và trao đổi các chương trình phát thanh với các nước như: Lào, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và một số nước Đông Âu, Canada, đài ABC của Úc, AIBD (Viện phát thanh, truyền hình châu Á - Thái Bình Dương), ABU (Hiệp hội Phát thanh truyền hình châu Á - Thái Bình Dương), CIRTEF (Hội đồng Quốc tế các đài phát thanh, Truyền hình có sử dụng tiếng Pháp, và nhiều tổ chức quốc tế khác... Bên cạnh đó, Đài cũng nâng cao chất lượng 1 chương trình phát thanh bằng 12 thứ tiếng ra nước ngoài, cải tiến báo điện tử VOV News, tăng thời lượng phát sóng các buổi phát thanh VOV5 (kênh phục vụ đối tượng là người nước ngoài tại Việt Nam phát 10giờ/ngày). Đài Truyền hình Việt Nam đã lập Ban biên tập đối ngoại từ năm 2002, chủ động sản xuất biên tập chương trình VTV4, thời lượng 8 giờ mỗi ngày (được phát lại 24/24 giờ mỗi ngày qua 3 vệ tinh phủ sóng hầu hết khắp thế giới); năm 2003 thực hiện nhiều chuyên mục mới, tăng phụ đề tiếng Anh lên 40 phút/ngày. Tăng cường chất lượng bản tin, trực tiếp sản xuất, khai thác và phát sóng 4 bản tin tiếng Anh và tiếng Pháp trên kênh VTV1, VTV2, kênh VTV 4 phục vụ đối tượng là người Việt Nam ở nước ngoài, được phát sóng đến hầu hết khu vực có người Việt Nam sinh sống, làm việc như ở châu Á, châu Phi, Bắc Mỹ, một phần Tây Úc... Đài cũng đã mở rộng phát sóng trên 5 kênh quảng bá và nhiều kênh trên hệ thống truyền hình cáp.

Đây là những kênh thông tin toàn diện và chính thức của Nhà nước về tình hình Việt Nam, là lực lượng tuyến đầu trong công tác tuyên truyền đối ngoại, chú trọng tuyên truyền ra bên ngoài các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đất nước, con người Việt Nam và các sự kiện lớn tổ chức tại Việt Nam như ASEM 5, SEAGAMES 22, APEC, VESAK...

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quan hệ quốc tế công tác thông tin đối ngoại của việt nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 47)