c. Về đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất
3.2.1. Nâng cao nhận thức, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước đối với công tác thông tin đối ngoạ
quản lý của nhà nước đối với công tác thông tin đối ngoại
Công tác thông tin đối ngoại, thực chất là cuộc đấu tranh chính trị và tư tưởng của nước ta trên phạm vi toàn thế giới. Do vậy cần chú trọng công tác xây dựng Đảng trong các cơ quan, lực lượng chuyên trách về thông tin đối ngoại, nâng cao nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của công tác thông tin đối ngoại.
Trong bối cảnh quốc tế có những diễn biến phức tạp khó lường và kẻ địch luôn tìm mọi cách chống phá sự nghiệp cách mạng nước ta bằng "diễn biến hòa bình" với sự bùng nổ thông tin, thì vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác thông tin đối ngoại càng quan trọng hơn. Chỉ thị số 11-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã nêu rõ: "Ban Bí thư phối hợp với Hội đồng Bộ trưởng chỉ đạo và quản lý thống nhất công tác thông tin đối ngoại". Tiếp đó, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X một lần nữa lại khẳng định: "Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước đối với hoạt động đối ngoại. Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân, chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại, đối ngoại quốc phòng và an ninh, thông tin đối ngoại và thông tin trong nước" [15, tr. 115]
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thông tin đối ngoại là tăng cường sự chỉ đạo định hướng đối với lĩnh vực này, để phát huy sức mạnh nhằm xây dựng và bảo vệ những thành quả của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Sự lãnh đạo của Đảng cần thiết hơn bao giờ hết bởi vì luôn luôn còn một khoảng cách nhất định giữa hai vấn đề "thông tin rộng rãi" và "thông tin có định hướng". Nếu định hướng chính trị sai cho các cơ quan làm công tác thông tin đối ngoại thì thông tin đối ngoại không có tác dụng, mà có có tác dụng ngược lại.
Tăng cường vai trò tham mưu và chỉ đạo của các cơ quan làm công tác