Thông tin đối ngoại trong hoạt động tuyên truyền về đất nước, lịch sử và nền văn hóa lâu đời của cộng đồng dân tộc Việt Nam

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quan hệ quốc tế công tác thông tin đối ngoại của việt nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 61)

c. Tuyên truyền đối ngoại thông qua các cơ quan đại diện của ta ở nước ngoà

2.3.6. Thông tin đối ngoại trong hoạt động tuyên truyền về đất nước, lịch sử và nền văn hóa lâu đời của cộng đồng dân tộc Việt Nam

nước, lịch sử và nền văn hóa lâu đời của cộng đồng dân tộc Việt Nam

Bước vào thời kỳ Đổi mới, thông tin đối ngoại đã quảng bá về đất nước, con người, lịch sử và nền văn hóa lâu đời, đa dạng, tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc của cộng đồng Việt Nam, bề dày về truyền thống lịch sử anh hùng của dân tộc ta. Chúng ta chủ yếu giới thiệu, tuyên truyền các sự kiện văn hóa nổi bật như tổ chức ngày lễ hội Festival Huế, Đại hội đoàn kết các dân tộc Tây Nguyên, miền Trung và Đông Nam Bộ, các dân tộc vùng Đông Bắc, văn hóa dân tộc H’Mông, các lễ hội với chủ đề "700 năm Thuận Hóa - Phú Xuân Thừa Thiên Huế", Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển", "Một điểm đến - hai di sản Thế giới" tại phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn... nhằm quảng bá giá trị văn hóa, tiềm năng du lịch của nước ta với bạn bè quốc tế.

Quan hệ hợp tác văn hóa giữa Việt Nam với các nước trên thế giới, khu vực, các tổ chức văn hóa nước ngoài đã phát triển không ngừng. Nhiều hiệp định, chương trình hợp tác văn hóa mới đã được ký kết. Chính những điểm này đã tạo điều kiện cho việc giao lưu văn hóa giữa Việt Nam với các nước ngày càng phát triển, phục vụ đắc lực cho công tác tuyên truyền thông tin đối ngoại. Qua đó hình ảnh Việt Nam, văn hóa Việt Nam và con người Việt Nam ngày càng rõ nét trong lòng bạn bè thế giới.

Thời gian qua, hoạt động hợp tác giao lưu văn hóa quốc tế ngày càng được đẩy mạnh. Hàng năm chúng ta cử 240 đoàn nghệ thuật ra các nước trên

thế giới và đón gần 200 đoàn nghệ thuật các nước vào Việt Nam biểu diễn và hàng chục cuộc triển lãm đối ngoại. Có thể nói đây là một trong những hoạt động thể hiện sinh động, có sức hấp dẫn, thiết thực và đạt hiệu quả cao trong hoạt động thông tin đối ngoại, làm cho bạn bè khắp thế giới cảm nhận rõ bản lĩnh con người Việt Nam và bản sắc độc đáo của văn hóa Việt Nam.

Thông qua hoạt động giao lưu, tham gia các hoạt động văn hóa quốc tế của các tổ chức liên chính phủ như: Liên hợp quốc; Tổ chức Pháp ngữ; UNESCO, ASEAN, ASEM, Hội nghị Bộ trưởng Văn hóa Á - Âu; Hội nghị Bộ trưởng Thông tin các nước Không liên kết; Hội nghị Bộ trưởng Văn hóa Việt Nam, chúng ta tăng cường giới thiệu 5 di sản văn hóa và thiên nhiên được công nhận là di sản thế giới (Vịnh Hạ Long, cố đô Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, động Phong Nha) và 2 di sản văn hóa phi vật thể (Nhã nhạc cung đình Huế, Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên).

Tùy theo nhiệm vụ từng thời kỳ, các Bộ, ban, ngành hữu quan luôn chú trọng đổi mới và tiếp tục tăng cường công tác thông tin đối ngoại như: + Tổ chức các tuần văn hóa Việt Nam ở nước ngoài và tuần văn hóa nước ngoài ở Việt Nam: Hầu như hàng năm, "Ngày Việt Nam ở nước ngoài", "Tuần văn hóa Việt Nam ở nước ngoài" đều được tổ chức tại một số nước như tại Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Bỉ… Ngược lại, một số tuần văn hóa của nước ngoài cũng đã được tổ chức tại Việt Nam. Công chúng Việt Nam đã được thưởng thức nhiều chương trình có chất lượng cao, hình thức, nội dung phong phú, đa dạng.

+ Đưa sản phẩm văn hóa ra nước ngoài, cho các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài, các tổ chức văn hóa nước ngoài tại Việt Nam được chú trọng về nội dung và chất lượng. Sách, báo giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam bằng nhiều thứ tiếng được phát hành rộng rãi trong và ngoài nước.

Sau hơn 20 năm đổi mới và 15 năm thực hiện Chỉ thị 11/CT-TW, công tác thông tin đối ngoại có những bước phát triển mạnh mẽ cả về nội dung, hình thức, đối tượng, địa bàn hoạt động, góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển của đất nước trên các lĩnh vực. Nhờ đường lối đối ngoại đúng đắn, rộng mở, sự định hướng thông tin đối ngoại kịp thời đã đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng bị bao vây, cô lập, hạn chế có hiệu quả nhiều âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, bảo vệ chủ quyền, biên giới quốc gia, đẩy mạnh hơn nữa quá trình hội nhập, mở cửa của đất nước ra bên ngoài, cải thiện đáng kể hình ảnh của đất nước. Kết quả nổi bật và đáng khích lệ trong hoạt động thông tin đối ngoại còn là sự phát triển mạnh mẽ thu hút đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh các hoạt động du lịch, dịch vụ thúc đẩy tăng cường kinh tế cao, ổn định. Đạt được những thành tựu trên là do một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất: Đảng đã đề ra những quan điểm, chủ trương đúng đắn và những chính sách cụ thể thiết thực của Nhà nước trong khu vực đối ngoại cùng với sự định hướng, chỉ đạo sát sao về thông tin đối ngoại được nêu trong Chỉ thị 11 đã giúp cho việc triển khai thực hiện công tác thông tin đối ngoại được thuận lợi, có hiệu quả.

Thứ hai: Những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới đất nước đã tạo ra thế và lực mới cho Việt Nam trong quá trình hội nhập, phát triển, là cơ sở rất quan trọng trong quá trình quảng bá hình ảnh đất nước.

Thứ ba: Do sự cố gắng, nỗ lực, tích cực và sáng tạo của các lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại từ trung ương đến địa phương.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quan hệ quốc tế công tác thông tin đối ngoại của việt nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w