Công tác thông tin đối ngoại thông qua kênh phóng viên nước ngoà

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quan hệ quốc tế công tác thông tin đối ngoại của việt nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 51)

c. Tuyên truyền đối ngoại thông qua các cơ quan đại diện của ta ở nước ngoà

2.2.4.Công tác thông tin đối ngoại thông qua kênh phóng viên nước ngoà

nước ngoài

Phóng viên nước ngoài hoạt động tại Việt Nam là một kênh thông tin quan trọng trong điều kiện các phương tiện thông tin đại chúng của ta còn nhiều hạn chế. Họ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, hiểu đối tượng bên ngoài cần thông tin gì, có phương thức phù hợp để chuyển tải những nội dung phù hợp với các đối tượng đó. Bên cạnh đó, họ còn có các phương tiện kỹ thuật hiện đại, thông tin do họ truyền tải ra bên ngoài rất nhanh chóng và kịp thời với chất lượng cao về âm thanh và hình ảnh, do vậy tính thuyết phục khá cao. Tuy nhiên, cũng có mặt tiêu cực, hạn chế nếu có một số người định kiến xen vào hoặc có dụng ý xuyên tạc.

Phóng viên nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có thể chia ra làm hai nhóm: nhóm phóng viên thường trú và nhóm phóng viên không thường xuyên. Cho đến nay, lực lượng phóng viên Nhà nước hoạt động tại Việt Nam khá đông đảo, tập trung các hãng thông tấn, báo chí lớn trên thế giới thuộc nhiều loại hình khác nhau, có đặc điểm hoạt động khác nhau... Theo thống kê của Vụ Thông tin và Báo chí Bộ Ngoại giao, hiện nay có 26 văn phòng

thường trú tại Việt Nam, như Reuteurs (Anh), AP (Mỹ), AFP (Pháp), Novosti (Nga), NHK (Nhật Bản), Tân Hoa Xã (Trung Quốc)... Đa số phóng viên thường trú có thời hạn công tác tại nước ta từ 1 năm đến 3 năm. Họ là những người am hiểu tình hình nước ta, các văn phòng đều có các trợ lý, phiên dịch là người Việt Nam, khá thành thạo nghiệp vụ báo chí. Bên cạnh đó, nhóm

phóng viên vào nước ta hoạt động trong khoảng thời gian ngắn thường tập trung vào chủ đề nhất định hoặc vào đưa tin nhân dịp có các sự kiện quan trọng.

Mục đích hoạt động, tôn chỉ của từng hãng có sự khác nhau tùy theo quan điểm chính trị của từng hãng. Song nhìn nhận một cách khách quan, họ là một kênh thông tin rất quan trọng gián tiếp phục vụ công tác thông tin đối ngoại của ta vì hàng ngày, thậm chí hàng giờ phóng viên phát đi các tin tức về

mọi mặt đời sống của Việt Nam và các tin tức này đến với nhân dân nhiều nước, dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng, giúp họ hiểu nhiều hơn về đất nước, con người Việt Nam. Do vậy, bên cạnh công tác quản lý làm cho hoạt động của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam tuân thủ đúng luật lệ, công tác tranh thủ lực lượng này cần phải được chú trọng và tăng cường hơn nước. Hiện nay, phóng viên nước ngoài thường tập trung quan tâm đến những vấn đề như đường lối đổi mới của Việt Nam, cuộc sống đối ngoại, quan hệ Việt Nam với các nước, quan điểm của Việt Nam về một số vấn đề quốc tế, các biện pháp, chủ trương cụ thể về kinh tế, các vấn đề nội bộ như tôn giáo, dân chủ, nhân quyền, vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam. Việc tạo điều kiện và chủ động cung cấp thông tin có định hướng cho họ sẽ giúp cho bài viết của họ có thái độ tích cực có lợi cho ta.

Có thể nói, phóng viên nước ngoài hoạt động tại Việt Nam là một đối tượng quan trọng của công tác tuyên truyền đối ngoại. Nếu tranh thủ được họ, hiểu được họ, tạo điều kiện cho hoạt động của họ, và chủ động cung cấp thông tin định hướng thì đây sẽ là một kênh thông tin quan trọng, góp phần thực hiện nhiệm vụ công tác thông tin đối ngoại của ta. Với phóng viên thường trú tại Việt Nam, họ thường có tâm lý tránh gây căng thẳng, đối đầu với các cơ quan chức năng nước sở tại để không bị thiệt hại về nghề nghiệp cũng như uy tín của phóng viên, của hãng. Còn đối với phóng viên vào Việt Nam hoạt động ngắn hạn, mục tiêu của họ thường là thực hiện các yêu cầu đặt ra một cách hiệu quả nhất cả về nội dung, tài chính và thời gian nên ít xảy ra trường hợp có nội dung quá xấu. Tuy nhiên cũng có những người không thiện chí, chỉ chú ý khai thác mặt yếu kém của ta, thậm chí xuyên tạc tình hình nước ta. Do vậy, để tranh thủ được phóng viên nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, chúng ta cần phải hiểu rõ xu hướng chính trị của hãng, quy mô, tầm cỡ của hãng và bản thân phóng viên.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quan hệ quốc tế công tác thông tin đối ngoại của việt nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 51)