Đánh giá của GV về các hoạt động giáo dục trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ ở các trường mầm non huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 73 - 77)

TT Kế hoạch 1 2 3 4 5 X TB

1 Lập kế hoạch giáo dục trẻ 5.0 28.0 16.0 26.0 25.0 3.38 7

2 Tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ 3.0 30.0 16.0 24.0 27.0 3.42 5

3 Hoạt động bồi dưỡng về phương

pháp, hình thức giáo dục trẻ cho đội

ngũ giáo viên 0.0 19.0 16.0 30.0 35.0 3.81 1

4 Khuyến khích giáo viên tự bồi

dưỡng chuyên môn trong các hoạt

động giáo dục trẻ 8.0 25.0 21.0 11.0 35.0 3.40 6

5 Thực hiện chương trình, kế hoạch

giáo dục trẻ 7.0 23.5 16.5 20.0 33.0 3.49 4

6 Tổ chức dự giờ, kiểm tra, đánh giá

hoạt động giáo dục trẻ của giáo viên 0.0 27.0 25.0 15.0 33.0 3.54 2

7 Công tác đánh giá giáo dục trẻ ở các

độ tuổi tuổi của giáo viên 9.0 29.0 21.0 10.0 31.0 3.25 9 8 Khuyến khích giáo viên sử dụng các

biện pháp đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động giáo

dục trẻ 13.0 18.0 20.0 18.5 30.5 3.36 8

9 Quản lí cơ sở vật chất, trang thiết bị

đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt

động giáo dục trẻ 5.0 28.5 14.5 14.0 38.0 3.52 3

Nhận xét:

Với 9 nội dung chủ yếu trong kết quả đánh giá của GV về hoạt động giáo dục trẻ tại huyện Hoành Bồ cho thấy:

Với trị TB chung =3.39 các trường MN đã thực hiện tốt ở các nội dung

“Hoạt động bồi dưỡng về phương pháp, hình thức giáo dục trẻ cho đội ngũ giáo viên” có X =3.81 và “Tổ chức dự giờ, kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục trẻ

của giáo viên” có X =3.54. Mặc dù vậy, kết quả đánh giả của GV cho thấy, hoạt động giáo dục còn hạn chế ở nội dung:

Thứ nhất: Công tác đánh giá giáo dục trẻ ở các độ tuổi tuổi của giáo viên:

Việc đánh giá trẻ cuối độ tuổi và cuối giai đoạn, cũng như trong các hoạt động hàng ngày là nhiệm vụ của giáo viên mầm non, song để thực hiện cơng tác này có chất lượng thì giáo viên phải được bồi dưỡng kỹ năng kiểm tra, đánh giá trẻ. Trên thực tế, công tác này đã được Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT huyện tổ chức nhưng chưa đủ số lượng cũng như chất lượng các lớp tập huấn, bồi dưỡng chưa sâu vào chuyên đề này. Hiệu trưởng nhà trường cũng chưa thật chú ý về việc giáo viên kiểm tra, đánh giá trẻ để có điều kiện đối chiếu với kế hoạch, xây dựng nội dung tổ chức thực hiện chương trình phù hợp với trẻ ở từng lớp.

Thứ hai: Khuyến khích giáo viên sử dụng các biện pháp đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ có trị TB = 3.36. Khi thực hiện

chương trình GDMN, việc lựa chọn các hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ yêu cầu thể hiện tính địa phương, đem đến cho trẻ cuộc sống thực và gần gũi, vì vậy mà giáo viên mầm non cần phải lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp, đi đôi với đổi mới phương pháp, giáo viên phải sáng tạo làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hình thức và phương pháp tổ chức các hoạt động đã xây dựng. Nguyên vật liệu sẵn có ở mỗi địa phương, vùng miền có những đặc trưng riêng, đồ dùng, đồ chơi làm từ nguyên liệu sẵn có ở địa phương trẻ rất thích chơi, giá thành rẻ, dễ thay thế. Thực tế, khả năng sáng tạo để tự làm đồ dùng, đồ chơi của giáo viên còn hạn chế, vì vậy nhu cầu cần bồi dưỡng kỹ năng làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên liệu sẵn có ở địa phương là một nhu cầu rất cần được bồi dưỡng kịp thời cho giáo viên.

Một số hoạt động khác cũng đạt hiệu quả thấp như:

Khuyến khích giáo viên tự bồi dưỡng chun mơn trong các hoạt động giáo dục trẻ.

Tóm lại, hoạt động giáo dục trẻ trong các trường mầm non huyện Hoành Bồ hiện nay cịn hạn chế về cơng tác lập kế hoạch giáo dục, kế hoạch cịn thiếu tính khả thi, chưa thực sự phù hợp đáp ứng với hoàn cảnh, điều kiện thực tế của trường, lớp về CSVC, đội ngũ GV. Bên cạnh đó, Khuyến khích giáo viên tự bồi dưỡng chuyên môn trong các hoạt động giáo dục trẻ chưa đạt mong muốn, nhiều giáo viên chưa có tinh thần tốt trong việc tự học, tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu về chun mơn, vì vậy một số mặt công tác chuyên môn chưa tốt như công tác đánh giá trẻ cuối độ tuổi, đánh giá trẻ em theo chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi chưa nắm chắc, thực hiện cịn hình thức, chưa thực chất.

2.2.1.5. Đánh giá của giáo viên về những khó khăn trong hoạt chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non

Khảo sát đánh giá của giáo viên về những khó khăn trong hoạt chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non là cơ sở cho lãnh đạo các trường MN đưa ra giải pháp hữu hiệu trong công tác quản lý hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ em hiện nay. Kết quả khảo sát 200 GV tại các trường MN Hoành Bồ dưới đây:

Bảng 2.13. Đánh giá của giáo viên về những khó khăn trong hoạt chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non

TT Kế hoạch 1 2 3 4 5 X TB

1 Chính sách quản lý về hoạt động

chăm sóc - giáo dục trẻ cịn bất cập 5.0 17.0 28.0 16.0 34.0 3.57 2

2 Hình thức, phương pháp chăm sóc -

giáo dục trẻ trong giai đoạn hiện nay 8.0 27.5 19.0 12.5 33.0 3.35 5

3 Hoạt động tự bồi dưỡng chuyên môn 10.0 15.0 28.0 12.0 35.0 3.47 3

4 Cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ

dùng, đồ chơi 0.0 25.0 25.0 16.0 34.0 3.59 1

5 Thực hiện kiểm tra, đánh giá trẻ

trong hoạt động chăm sóc - giáo

dục trẻ

Nhận xét:

Trong các yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ thì yếu tố khó khăn nhất hiện nay đó là: “Cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi”. Đây là khó khăn chung của các trường mầm non trong huyện miền

núi Hồnh Bồ. Để thực hiện chăm sóc, giáo dục trẻ cần có CSVC như hệ thống trường, lớp, cây xanh… đảm bảo môi trường cho trẻ hoạt động, vui chơi và đồ dùng, đồ chơi để tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ. Song hiện nay số trường mầm non được xây dựng chuẩn cịn ít, chưa đảm bảo theo yêu cầu của Điều lệ trường mầm non, cịn nhiều trường chưa có đủ phòng học, phòng chức năng phục vụ các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, thiếu phịng học nên một số lớp phải học nhờ nhà văn hóa thơn hoặc học dồn ghép tạm thời trong các phòng ngủ của những lớp được xây dựng chuẩn. Vì vậy đây là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.

Yếu tố thứ hai là “Chính sách quản lý về hoạt động chăm sóc - giáo dục

trẻ còn bất cập”. Đối với chế độ làm việc hiện nay của giáo viên mầm non tại các trường trong huyện hầu hết đều vượt quá 8 giờ/ngày, nhất là với những trường vùng khó khăn, điểm trường lẻ, mỗi lớp chỉ có 01 giáo viên, do địa bàn dân cư thưa, số học sinh trong một lớp không đủ theo định biên để được 02 giáo viên/lớp. Nhưng giáo viên vẫn phải thực hiện các công việc theo chế độ sinh hoạt trong ngày của trẻ từ buổi sáng đón trẻ cho tới khi trả hết trẻ do đặc thù của trường mầm non cha mẹ trẻ phải gửi trẻ trước khi đi làm và đón trẻ sau khi hết giờ làm việc trở về. Tuy nhiên chính sách hỗ trợ cho GV trong các trường hợp này chưa được thỏa đáng, bên cạnh đó chính sách về khuyến khích bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chưa được thực sự quan tâm… Chính vì vậy cũng có những ảnh hưởng hạn chế khó khăn cho việc tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.

Yếu tố bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn của GV chưa làm tốt cũng ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ MN hiện nay. Bên cạnh đó, yếu tố Hình thức, phương pháp chăm sóc - giáo dục trẻ trong giai

đoạn hiện nay, Thực hiện kiểm tra, đánh giá trẻ trong hoạt động chăm sóc -giáo

dục trẻ ít ảnh hưởng đến hoạt động CS-GD trẻ.

Như vậy, từ đánh giá của GV cho thấy lãnh đạo các trường MN cần đề xuất chính sách để phát triển đội ngũ GV trong chính sách tuyển dụng, khen thưởng,

lương, chế độ cho hoạt động thừa giờ của giáo viên hoặc có cơ chế tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà trường ở những nơi có điều kiện được phép thu để chi bồi dưỡng hỗ trợ giáo viên làm việc quá giờ, đi sớm về muộn… Đồng thời tăng cường xã hội hóa GDMN để huy động nguồn lực từ địa phương, chính quyền, các tổ chức, cá nhân… vào cơng tác xây dựng CSVC trường MN, cũng như tu bổ, sửa chữa, mua mới ĐDĐC đảm bảo cho hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao nhất.

2.2.2. Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ của Hiệu trưởng các trường Mầm non huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh

2.2.2.1. Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc trẻ mầm non ở huyện

Hoành Bồ

* Thực trạng về quản lý về nội dung chăm sóc trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ ở các trường mầm non huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)