Thực trạng đạo đức của học sinh trường trung học cơ sởVân Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường trung học cơ sở vân nội, đông anh, hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 50 - 64)

1.6.9 .Hoạt động của Đoàn-Đội

2.2. Thực trạng đạo đức và giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở

2.2.1. Thực trạng đạo đức của học sinh trường trung học cơ sởVân Nội

Nhận thức và thái độ đạo đức có ảnh hưởng quyết định đến hành vi đạo đức. Để hiểu được suy nghĩ của các em về vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức, tác giả đã trưng cầu ý kiến của 368 học sinh khối lớp 6 và 7 của trường và đã có kết quả thơng qua bảng 2.2

Bảng 2.2- Bảng thăm dò ý kiến của học sinh về sự cần thiết của GDĐĐ TT Vai trò đạo đức trong học sinh Số ý kiến Tỷ lệ %

1 Rất cần thiết 307 83.42

2 Cần thiết 49 13.31

3 Có cũng được, khơng có cũng được 12 3.27

4 Không cần thiết 0 0

Thông qua bảng thống kê 2.2 cho thấy, phần lớn các em học sinh đều có nhu cầu được GDĐĐ trong nhà trường. Cụ thể, 356 em học sinh trong số 368 em được hỏi cho rằng GDĐĐ là điều cần thiết trong trường học, chiếm tỷ lệ 96.73 %. Điều

đó chứng tỏ rằng các em mong muốn được GDĐĐ để hoàn thiện nhân cách của mình. Do vậy chúng ta cần phải đặc biệt quan tâm đến GDĐĐ cho học sinh trường THCS một cách thiết thực và phù hợp với lứa tuổi.Trong số 3.27 % còn lại là những học sinh coi nhẹ vấn đề GDĐĐ.

Tác giả đặt câu hỏi: Em hãy cho biết ý kiến của mình về các phẩm chất đạo đức cần được giáo dục cho học sinh hiện nay

Bảng 2.3-Nhận thức của học sinh về các phẩm chất đạo đức cần giáo dục cho học sinh THCS hiện nay

STT Các phẩm chất Mức độ phối hợp Điểm TB Rất quan trọng (3đ) Quan trọng (2đ) Ít quan trọng (1đ) 1 Lập trường chắnh trị 73 101 307 1.514

2 Lòng hiếu thảo với cha mẹ, ông bà,

thầy cô, tôn trọng bạn bè 411 70 0 2.854

3 Ý thức tổ chức kỷ luật, tổ chức kỷ

luật, thực hiện nội quy trường lớp 215 233 33 2.378

4 Lòng yêu thương quê hương đất

nước 321 153 7 2.653

5 Ý thức bảo vệ tài sản, bảo vệ môi

trường 128 305 48 2.166

6 Tinh thần đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ

bạn bè 332 112 37 2.613

7 Tình bạn, tình yêu 301 134 46 2.530 8 Động cơ học tập đúng đắn 235 213 33 2.420 9 Tắnh tự lập, cần cù, vượt khó 312 129 40 2.565 10 Lòng tự trọng trung thực, dũng cảm 325 150 6 2.663 11 Khiêm tốn, học hỏi, quyết đoán 280 91 110 2.353 12 Ý thức tiết kiệm thời gian, tiền của 252 190 39 2.443 13 Ý thức tuân theo pháp luật 378 92 11 2.763 14 Lòng nhân ái, khoan dung, độ lượng 357 106 18 2.705

15 Yêu lao động, quý trọng người lao

động 263 162 56 2.430

16 Tinh thần lạc quan yêu đời 311 156 14 2.617 17 Ý thức tự phê bình và phê bình 272 189 20 2.524

Trong các phẩm chất đạo đức đã nêu, phần lớn các em đều cho rằng rất quan trọng, như vậy các em học sinh có nhu cầu lớn trong q trình GDĐĐ ở nhà trường. Trong đó những đức tắnh siêng năng, cần cù chăm chỉ, có thái độ động cơ học tập đúng đắn, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ thầy cô được các em quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên những phẩm chất như ý thức bảo vệ tài sản, bảo vệ môi trường, ý thức tiết kiệm thời gian tiền của, yêu lao động, quý trọng người lao động, ý thức phê bình và tự phê bình để tiến bộ thì học sinh ắt quan tâm.Từ kết quả của khảo sát trên cho thấy nhà trường đã chú trọng đến việc giáo dục cho học sinh những phẩm chất cần thiết cho một cơng dân, nhưng chưa tồn diện, đặc biệt là những phẩm chất có liên quan đến thái độ của mình đối với cuộc sống, đối với xã hội, đối với con người, đối với công việc tập thể.

2.2.1.2 Thực trạng về thái độ, hành vi đạo đức của học sinh

Tìm hiểu thái độ của học sinh đối với các quan niệm về đạo đức, tác giả đã điều tra bằng phiếu 481 em học sinh. Câu hỏi đặt ra là: ỘEm hãy cho biết ý kiến của mình với các quan niệm dưới đây?Ợ

Kết quả được nêu trong bảng 4

Bảng 2.4 Thái độ của học sinh với những quan niệm về đạo đức

TT Các quan niệm Thái độ Điểm TB Đồng ý (3đ) Phân vân (2đ) Không đồng ý (1đ)

1 Cha mẹ sinh con trời sinh tắnh 212 30 239 1.944 2 Ai có thân người ấy lo 122 55 304 1.622 3 Đạo đức do xã hội quyết định 362 63 56 2.636 4 Đạo đức của mỗi người là do mỗi người

quyết định 451 26 4 2.929

6 Tiền trao cháo múc 52 56 373 1.333 7 Đạt được mục đắch bằng mọi giá 107 79 295 1.609 8 Đạo đức quan trọng hơn tài năng 321 49 111 2.437 9 Tôn trọng lễ phép với người lớn tuổi 352 89 40 2.649 10 Văn hay chữ tốt không bằng học dốt lắm tiền 61 58 362 1.374 11 Tài năng quan trọng hơn đạo đức 123 50 308 1.615

Qua phân tắch kết quả của bảng 2.4 tác giả nhận thấy đa số học sinh có thái độ đồng tình với nhiều quan niệm đúng: Đạo đức của mỗi người là do mỗi người quyết định với mức điểm trung bình là 2.929. Đạo đức do xã hội quyết định điểm trung bình 2.636. Tơn trọng lễ phép với người lớn tuổi điểm trung bình 2.649. Các em khơng đồng tình với một số quan niệm như:Tiền trao cháo múc, điểm trung bình 1.333. Văn hay chữ tốt khơng bằng học dốt lắm tiền, điểm trung bình 1.374. Ai có thân người ấy lo điểm trung bình 1.622. Tức là các em khơng đồng tình với quan niệm sống vì tiền, sống ắch kỷ, thủ đoạnẦ Tuy nhiên, vẫn cịn một số em có thái độ cá nhân vị kỷ, thực dụngẦNhư vậy cần phải đẩy mạnh giáo dục đạo đức, cần phải giáo dục học sinh vươn tới lẽ sống cao đẹp hơn tránh xa lối sống ắch kỷ, hưởng thụ tầm thường.

2.2.1.3 Những biểu hiện yếu kém về đạo đức của học sinh THCS Vân Nội

Để tìm hiểu thực chất những yếu kém về đạo đức của học sinh, tác giả tiến hành khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến và trao đổi với giáo viên chủ nhiệm, cán bộ quản lý cơng an phụ trách địa bàn xã có được kết quả như sau

a) Về ý thức đạo đức: Học sinh yếu kém về đạọ đức thường có những biểu hiện kém phát triển về ý thức tổ chức kỷ luật hoặc trở nên vô ý thức trong quan hệ cộng đồng, với người khác, nhận thức về xã hội lệch lạc hoặc thiếu niềm tin, hoài nghi cuộc sống, trong quan hệ với mọi người, ngay cả với người thân, ngại thổ lộ bộc bạch tâm tắnh, những nét riêng tư.

b) Về mặt tình cảm và ý chắ đạo đức: Một số em có dấu hiệu bị tổn thương về tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè, thầy trị, có những em khơng u q cả với người ruột thịt của mình. Một số em sống thiếu tình cảm, mồ côi cha mẹ, khao khát muốn được sống trong tình cảm nhưng khơng được bù đắp thỏa đáng cũng làm cho các em tiêu cực, mất thăng bằng trong tình cảm, dễ bị kắch động hoặc trở nên nhu nhược, yếu

thế. Một số em tỏ ra kém ý chắ không tự kiềm chế hành vi tiêu cực của mình hoặc tỏ ra yếu đuối, nhu nhược, dễ bị lôi cuốn, cám dỗ, ngại làm những việc cần phải khắc phục khó khăn trong học tập lao động và những công việc cụ thể.

c) Một số biểu hiện về hành vi, thói quen đạo đức: Học sinh yếu kém về đạo đức thường có biểu hiện vi phạm nội quy trường lớp, kỷ cương nề nếp, vi phạm kỷ luật: bỏ tiết, bỏ học, thường xuyên đi học muộn, đi học khơng có sách vở, đi học không đủ dụng cụ học tập, ý thức học tập yếu, trong giờ học thường mất trật tự, không ghi chép bài, học bài, làm bài, quay cóp, gian lận trong kiểm tra thi cử.

Đơi khi có những hành vi tỏ ra xấc xược, hỗn láo, chọc tức, trêu chọc người khác, vô lễ với thầy cơ giáo, với người lớn tuổi, hay nói tục chửi bậy, bắt nạt bạn bè, thậm chắ uy hiếp chúng bạn, một số em tuy học giỏi nhưng tỏ ra kiêu ngạo, ắch kỷ, thiếu lòng nhân ái, nhân hậu.

Một số em nhiễm những thói quen xấu, tự do phóng túng, ăn mặc khơng theo quy định, hút thuốc lá, cờ bạc và đặc biệt một số em có hành vi vi phạm pháp luật như: trộm cắp, trấn lột tiền, đánh hoặc thuê người khác đánh bạn, phá hoại tài sản của nhà trường, đua chen đời sống thực dụng, yêu đương quá sớm.

Những trẻ em yếu kém về đạo đức, đặc biệt là khơng có nhu cầu lành mạnh, sống thiếu niềm tin, kém ý chắẦthì thơng thường rơi vào tình trạng học tập yếu kém. Cùng với thời gian theo các bậc học, với tác động của gia đình và mơi trường xã hội, từ chỗ nhiễm những yếu tố tiêu cực, dần dần trở thành đặc điểm tắnh cách của trẻ em thiếu giáo dục nhưng khơng có nghĩa chúng trở thành những đứa trẻ Ộmất dạyỢ, Ộvô giáo dụcỢẦnhư một số người đã ám chỉ một cách thiếu sư phạm. Như lời Bác đã dăn dạy ỘHiền dữ phải đâu là tắnh sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nênỢ

* Một thực trạng tồn tại nhiều năm nay là tất cả số học sinh sau khi học xong Tiểu học thì cấp THCS đều phải tiếp nhận mà khơng được sàng lọc, lựa chọn nên trong số học sinh này có nhiều học sinh ý thức yếu, học lực trung bình, học sinh hư cá biệt vẫn được nhập học vào trường THCS Vân Nội.

Số liệu điều tra qua theo dõi của ban giám hiệu và tổng phụ trách đội về các hành vi vi phạm đạo đức tại trường THCS Vân Nội trong hai năm học gần đây được thể hiện trong bảng dưới đây

Bảng 2.5- Số học sinh vi phạm đạo đức trong hai năm học 2012-2013, 2013-2014 TT Hành vi vi phạm ĐĐ của HS 2012-2013 2013-2014 Số HS vi phạm Tỷ lệ Số HS vi phạm Tỷ lệ 1 Bỏ giờ trốn học 12 2.06 9 1.55 2 Gian lận trong kiểm tra thi cử 32 5.50 35 6.01 3 Gây gổ đánh nhau 15 2.58 17 2.92 4 Nói tục chửi bậy 40 6.87 29 4.98 5 Uống rượu bia, hút thuốc lá 6 1.03 13 2.23 6 Chơi cờ bạc, trộm cắp vặt 5 0.86 5 0.86 7 Vô lễ, thiếu tôn trọng thầy cô 16 2.75 19 3.26 8 Phá hoại của công 29 4.98 31 5.33 Tổng hợp 155 26.63 158 27.15

Kết quả của bảng 2.5 cho thấy số học sinh vi phạm đạo đức ngày càng tăng. Đây là điều đáng lo ngại, năm học 2012-2013 có 155 lượt các em học sinh vi phạm chiếm 26.63% tổng số học sinh trong trường, năm học 2013- 2014 con số học sinh vi phạm đã tăng lên 158 lượt học sinh chiếm 27.15%. Số học sinh vi phạm kỷ luật nhiều nhất là nói tục chửi bậy và phá hoại của cơng, gian lận trong thi cử. Đây là những học sinh chưa có ý thức học tập, thiếu sự quan tâm của gia đình, học yếu, ham chơi, hay bị các bạn bè xấu ngồi trường lơi kéo dẫn đến vi phạm nội quy quy chế của lớp và của trường.

Số học sinh vi phạm nội quy trường lớp trong trường học tuy không nhiều nhưng ảnh hưởng đến môi trường sư phạm trong sạch. Phần lỗi này do gia đình q nng chiều các em, dạy bảo con em mình khi các em học đòi người lớn, muốn được thể hiện mình là người lớn nên bắt chước nhiều thói hư tật xấu dẫn đến hành vi vi phạm đạo đức.

Qua số liệu điều tra: số học sinh thiếu tôn trọng thầy cô giáo là những học sinh cá biệt, khó giáo dục và thường bỏ học sớm. Tuy nhiên những cử chỉ vô lễ, những tật xấu của những học sinh đó đã làm ảnh hưởng đến tập thể học sinh nhà trường.

2.2.1.4 Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến hành vi tiêu cực của học sinh

Số học sinh yếu kém về đạo đức so với tổng số học sinh của nhà trường không phải là nhiều nhưng nó ảnh hưởng khơng nhỏ, dễ lây lan trong tập thể học sinh. Để tìm nguyên nhân trên, tác giả tiến hành khảo sát ý kiến của 75 giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, giáo viên phụ trách đoàn- đội, Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường và của các lớp. Kết quả được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.6 Những nguyên nhân ảnh hưởng đến hành vi tiêu cực đạo đức của học sinh

TT Các nguyên nhân Số ý kiến Tỷ lệ Xếp bậc 1 Người lớn chưa gương mẫu 70 93.33 2

2 Gia đình bng lỏng GDĐĐ 73 97.33 1 3 Quản lý GDĐĐ của nhà trường chưa

chặt chẽ 66 88.00 4

4 Nội dung GDĐĐ chưa thuyết phục 68 90.67 3 5 Chưa có biện pháp giáo dục thắch hợp 45 60.00 13 6 Biến đổi tâm sinh lý học sinh THCS 48 64.00 10 7 Tác động tiêu cực của kinh tế thị

trường 51 68.00 8

8 Một bộ thầy cô chưa quan tâm GDĐĐ 42 56.00 14 9 Ảnh hưởng của sự bùng nổ thông tin,

truyền thông 50 66.67 9

10 Đời sống vật chất 23 30.67 16 11 Chưa có sự phối hợp các lực lượng

giáo dục 60 80.00 5

12 Phim ảnh sách báo không lành mạnh 46 61.33 10 13 Quản lý GDĐĐ của xã hội chưa đồng

bộ 47 62.67 12

14 Nhiều đoàn thể chưa quan tâm đến

GDĐĐ 38 50.67 15

15 Điều hành pháp luật chưa nghiêm 57 76.00 6

Thông qua kết quả của bảng 2.6 cho thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm các chuẩn mực đạo đức của học sinh. Nhìn chung có thể chia làm năm loại nguyên nhân chủ yếu sau:

- Nguyên nhân thứ nhất từ phắa gia đình: Gia đình là cái nơi của sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ thơ. Trình độ văn hóa, lối sống, phương pháp giáo dục gia đình có ảnh hưởng lớn đến nhân cách của trẻ. Kết quả điều tra cho thấy, phần lớn những học sinh vi phạm đạo đức thường là con cái của các gia đình có hồn cảnh khó khăn về kinh tế dẫn đến bố mẹ khơng có điều kiện quan tâm đến việc học hành của con cái hoặc có điều kiện kinh tế dư giả, do đó nng chiều con cái quá mức. Bố mẹ đi chợ buôn bán suốt cả ngày giao phó việc dạy dỗ con cái cho nhà trường. Hoặc các gia đình khơng hạnh phúc, các mối quan hệ và hành vi trong gia đình thiếu chuẩn mực. Bố, mẹ thiếu hiểu biết về tâm sinh lý lứa tuổi, thiếu kiến thức về giáo dục và chăm sóc con cáiẦ

- Nguyên nhân thứ hai từ phắa nhà trường: Ban giám hiệu chưa nắm bắt kịp thời các hiện tượng vi phạm đạo đức của học sinh để có biện pháp giáo dục phù hợp, năng lực sư phạm của một bộ phận giáo viên còn hạn chế: chưa sâu sát học sinh để nắm bắt hồn cảnh riêng của từng học sinh, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của học sinh; một số giáo viên bộ môn chưa chú trọng việc thông qua Ộdạy chữ để dạy ngườiỢ, đơi lúc cịn việc coi giáo dục đạo đức cho học sinh là việc của GVCN, một số giáo viên đôi lúc đơi nơi cịn thiếu gương mẫu trong đạo đức, lối sống, chưa thực sự là Ộtấm gương sángỢ để học sinh noi theo; việc áp dụng các phương pháp giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói chung cịn cứng nhắc, thậm chắ áp dụng sai nguyên tắc. Xem nhẹ yếu tố thuyết phục thường áp đặt ý kiến của người lớn hay thiếu tôn trọng nhân cách học sinh, thô bạo trong cách đối xử với học sinh. Chưa kết hợp được giáo dục những học sinh vi phạm chuẩn mực đạo đức với việc giáo dục cho cả tập thể học sinhẦ

- Nguyên nhân thứ ba từ phắa xã hội:

+ Đảng và Nhà nước ta đang chủ trương xây dựng một xã hội học tập trong đó quyền và nghĩa vụ của người học được gắn bó một cách hữu cơ. Tuy nhiên hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường trung học cơ sở vân nội, đông anh, hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 50 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)