1.6.9 .Hoạt động của Đoàn-Đội
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về hoạt động giáo dục đạo đức cho cán bộ
3.2.1.1.Mục tiêu của biện pháp
Năng lực nhận thức về GDĐĐ và quản lý GDĐĐ cho HS có vai trị hết sức quan trọng, là sự khởi đầu cho những hoạt động đạt hiệu quả cao trong công tác này.Thời gian qua, nhận thức của đội ngũ CB, GV, HS và PH về đạo đức, GDĐĐ và quản lý GDĐĐ đó có bước chuyển biến đáng kể nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Do đó, trong giai đoạn mới cần nâng cao hơn nữa năng lực nhận thức, tăng cường hơn nữa ý thức, trách nhiệm, nhiệt huyết của đội ngũ CBQL và GV, đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức, cũng như trong hành động giáo dục, đồng tâm hợp lực tạo sức mạnh thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách của học sinh. Đối với học sinh, việc nâng cao năng lực nhận thức, củng cố và phát huy khả năng tự ý thức, tự giáo dục sẽ góp phần giúp các em chủ động, tự giác, tắch cực vươn lên trong học tập và rèn luyện đạo đức. Đối với PHHS, việc nâng cao nhận thức về GDĐĐ hết sức cần thiết. Nếu họ nhận thức được đúng đắn về công tác này, sẽ tạo điều kiện cho con em mình về thời gian, vật chấtẦ và hơn thế nữa là sự kết hợp, đồng tâm, thống nhất với những phương pháp, nội dung.. của nhà trường, GVCN để giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ.
3.2.1.2.Nội dung và cách thức thực hiện
a) Đối với CBQL - GV:
Nội dung và hình thức cơ bản nhằm nâng cao năng lực nhận thức về công tác GDĐĐ và quản lý GDĐĐ HS là:
- Triển khai các văn bản của cấp trên một cách đầy đủ, kịp thời, cụ thể sao cho trong toàn thể CB-GV-CNV quán triệt một cách sâu sắc, khắc phục tình trạng triển khai qua loa, chiếu lệ
- Mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp GDĐĐ. Có tri thức về đạo đức, quản lý GDĐĐ HS là giai đoạn đầu, là điều kiện cần thiết cho sự thành cơng của cơng tác này. Tiếp theo, cần có kỹ năng, phương pháp truyền thụ GDĐĐ, quản lý GDĐĐ HS. Nói cách khác, lý luận và kỹ năng, GDĐĐ và quản lý GDĐĐ HS phải được chú trọng, được phối hợp vận dụng vào thực tiễn công tác mới đạt hiệu quả cao.
- Tổ chức tham quan, giao lưu, học tập kinh nghiệm ở những đơn vị trong và ngoài địa bàn huyện đạt thành tắch tốt trong công tác GDĐĐ cho HS. Lưu ý, phải có quan điểm cụ thể trong vấn đề học tập, vận dụng sao cho phù hợp với thực tiễn đạo đức HS ở đơn vị mình, tránh vận dụng kinh nghiệm một cách máy móc.
b) Đối với HS
* Những hiểu biết cần được nâng cao
- Cung cấp, phổ biến những tri thức đạo đức cơ bản, các quan niệm về đạo đức; vai trò, vị trắ của đạo đức trong cấu trúc nhân cách của con người; các phẩm chất đạo đức cơ bản, thiết thân phải có ở lứa tuổi HS THCS; cách thức, phương pháp rèn luyện tu dưỡng, ý thức chấp hành nội quy, pháp luật Nhà nước, nhiệm vụ HS theo điều lệ trường trung học, phương pháp tự quản lớp.
- Giúp các em hiểu được hiện tượng nào được gọi là các tệ nạn xã hội, tác hại, hậu quả của nó và cách phịng tránh hữu hiệu.
- Giúp các em hiểu được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi THCS, sức khỏe sinh sản vị thành niên, giới và bình đẳng giới.
- Giáo dục về phịng chống thảm họa, bảo vệ mơi trường
- Hiểu và bước đầu rèn luyện để hình thành kỹ năng ứng xử, kỹ năng sống * Về hình thức thực hiện
- Thông qua SHTT: Sinh hoạt dưới cờ, tiết sinh hoạt chủ nhiệm - Công tác tư vấn: Ban tư vấn, tư vấn trực tiếp của các thầy côẦ
- Tổ chức hội thảo hay sinh hoạt chuyên đề: cấp trường, cấp khối, cấp lớp. Ban tư vấn cần giúp hiệu trưởng tổ chức tốt các buổi hội thảo hay sinh hoạt chuyên đề. Muốn tổ chức thành công hội thảo, ban tư vấn phải xác định chủ đề và
nội dung: cung cấp tài liệu, hướng dẫn HS nghiên cứu, xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở để HS tham gia thảo luận, tranh luận; chuẩn bị một số HS có năng lực để điều khiên hội thảo. Cuối buổi hội thảo, ban tư vấn phải tổng kết, nhận xét, đánh giá để rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ắch.
c) Đối với PHHS
Xã hội đang ngày một phát triển, Việt Nam đang trên đường hội nhập, nền kinh tế thị trường có nhiều mặt tắch cực, nhưng bên cạnh đó cũng khơng ắt những mặt hạn chế đang len lỏi vào tất cả mọi lĩnh vực cuộc sống, nên xã hội phân cấp giàu, nghèo, các tầng lớp rất rõ nét, chắnh vì điều này đã phân tầng PHHS. Có rất nhiều PHHS quan tâm tới GDĐĐ họ tự Ộmầy mòỢ qua sách vở, internetẦnhưng cũng chưa đầy đủ và toàn diện. Nhưng phần lớn PHHS họ cho rằng công tác GDĐĐ là của riêng nhà trường, họ hiểu lệch lạc về mọi phương diện GDĐĐ.
* Cách tiến hành biện pháp
- CBQL, GVCN, cán bộ Đoàn, Đội xây dựng nội dung ỘNâng cao nhận thức GDĐĐ cho PHHSỢ
- Hình thức tổ chức kết hợp với các buổi họp PH đầu năm, giữa kỳ, cuối kỳ, các cuộc hội thảoẦ
- Đơn vị tổ chức: từng lớp học, đứng đầu là GVCN.
3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Phải có sự quan tâm, ủng hộ của BGH nhà trường, đứng đầu là hiệu trưởng. Sự ủng hộ của Đảng, chắnh quyền, đoàn thể và toàn thể cán bộ giáo viên đặc biệt là đội ngũ GVCN
- Có kinh phắ và cơ sở vật chất tốt phục vụ cho các hoạt động này - Tổ chức bộ máy đảm bảo tắnh đồng bộ, ổn định, tập trung.