Biện pháp 4: Tổ chức lựa chọn và bồi dưỡng năng lực thực hiệnđổi mớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường trung học cơ sở vân nội, đông anh, hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 81 - 84)

1.6.9 .Hoạt động của Đoàn-Đội

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung

3.2.4. Biện pháp 4: Tổ chức lựa chọn và bồi dưỡng năng lực thực hiệnđổi mớ

phương pháp giáo dục đạo đức cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

GVCN là người đóng vai trị chủ đạo, tổ chức điều khiển và lãnh đạo quá trình hình thành nhân cách ở HS phù hợp với mục tiêu giáo dục phổ thông. GVCN thay mặt hiệu trưởng quản lý toàn diện hoạt động GD của một lớp, trực tiếp GD HS, trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra đánh giá quá trình rèn luyện phấn đấu tu dưỡng của từng HS trong lớp và ảnh hưởng lớn quá trình phát triển nhân cách. GVCN phải có đủ Tâm, Đức, Tài, Trắ, có năng lực sư phạm nắm bắt tâm lý HS, hồn cảnh HS để có những biện pháp giáo dục phù hợp, có hiệu quả. GV phải là tấm gương gây được niềm tin đạo đức trước HS. Qua khảo sát thực trạng nhận thấy không ắt GVCN không làm tốt công tác GDĐĐ cho HS vì bản thân có nhiều hạn chế, thiếu kinh nghiệm cơng tác. Vì vậy việc bồi dưỡng đội ngũ GV là vơ cùng quan trọng góp phần nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS THCS.

3.2.4.2.Nội dung và cách thực hiện

- Hiệu trưởng lựa chọn, bồi dưỡng đội ngũ GVCN, giúp họ thấy được niềm vinh dự và trách nhiệm lớn lao mà nhà trường giao phó, giúp họ nắm vững được mục tiêu GD của nhà trường và vai trị quan trọng của mình với sự phát triển nhân cách của HS và đặc biệt người hiệu trưởng phải tạo điều kiện tốt cho GVCN làm việc

- Hiệu trưởng trực tiếp bồi dưỡng những yêu cầu sư phạm đối với người GVCN lớp, rèn những kỹ năng ứng xử trong tình huống cơng tác, nắm vững chức năng và nhiệm vụ GVCN để từ đó mỗi thầy cơ khơng ngừng học hỏi, trau dồi kinh nghiệm công tác, những phương pháp GD, tự học tập, tự rèn luyện, tự bồi dưỡng, tự hoàn thiện nhân cách để trở thành tấm gương sáng cho học sinh noi theo.

- Hiệu trưởng có kế hoạch lựa chọn đội ngũ GVCN, định ra các tiêu chuẩn để lựa chọn. Khi lựa chọn cần tránh những điểm sau: Không nên lựa chọn GVCN chỉ

đơn thuần dựa vào mặt bằng lao động, vào GV dạy môn chắnh (Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ..) những giáo viên yếu kém về năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức, những GV quá khó khăn về kinh tế hoặc sức khỏe không tốt.

- Hiệu trưởng trực tiếp xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GVCN những yêu cầu cần thiết.

+ Bồi dưỡng GVCN có lý tưởng nghề nghiệp đúng đắn, giúp họ phải am hiểu, nắm bắt sâu sắc chủ trương đường lối GD của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đổi mới hiện nay, có nhận thức đúng đắn về nghề dạy học. Họ cần nhận thức rằng cơng việc của mình có ý nghĩa quyết định cho sự phát triển của đất nước.

+ Giáo viên phải có chun mơn vững vàng, đây là một trong những yêu cầu sư phạm có kiên quyết và có chun mơn tốt, giảng dạy tốt thì HS mới phục, mới chấp nhận sự GD và tự chủ, sáng tạo tìm các biện pháp GD cho HS.

+ Bồi dưỡng GVCN đối xử sư phạm, các tình huống sư phạm, ứng xử khéo léo với HS và PH có thái độ quan tâm chu đáo, đặc biệt phải tôn trọng HS trong bất kỳ tình huống nào.

+ GV phải có lối sống đạo đức trong sáng. Phải thể hiện mình như một nhân cách toàn vẹn, phấn đấu thực sự trở thành người cha, mẹ thứ hai của trẻ.

+ Bồi dưỡng lịng nhân ái sư phạm. Tình yêu thương con người là cái gốc, đạo lý làm người, tình yêu thương HS là gốc, là điểm xuất phát của mọi sáng tạo sư phạm.

+ Hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra đôn đốc GVCN về công tác GDĐĐ cho HS có chế độ khen thưởng, động viên GV có cơng tác CN giỏi, nhắc nhở những GV chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao.

3.2.4.3.Điều kiện thực hiện

Có sự quan tâm của BGH, đặc biệt là người hiệu trưởng

Có kinh phắ hoạt động và có chế độ đãi ngộ động viên hàng tháng để đội ngũ GVCN toàn tâm, toàn ý phục vụ sự nghiệp GD.

3.2.5. Biện pháp 5: Tập huấn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên tắch hợp nội dung bài giảng với giáo dục đạo đức cho học sinh kết hợp dạy chữ với dạy người.

Qua thực tiễn hoạt động và kết quả điều tra, chúng tôi thấy nhận thức của đội ngũ cán bộ giáo viên về công tác GDĐĐ cho HS chưa cao. Một bộ phận thầy cô giáo chỉ quan tâm đến vấn đề Ộ dạy chữ Ợ mà chưa quan tâm tới Ộ dạy người Ợ, dẫn

đến tình trạng một số HS sa sút về đạo đức, ý chắ. Để nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS, việc chúng tôi làm đầu tiên là nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho toàn thể cán bộ giáo viên, nhằm đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức cũng như trong hành động giáo dục, đồng tâm hợp lực tạo sức mạnh kắch thắch, thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách HS.

3.2.5.1 Mục tiêu của biện pháp.

Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ giáo viên, các tổ chức Đồn thể nhà trường về cơng tác giáo dục đạo đức cho HS, làm cho họ thấy rõ tầm quan trọng và sự cấp thiết của sự quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS trong giai đoạn hiện nay. Từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, tắch cực tham gia hoạt động nhằm góp phần nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS nói riêng và chất lượng giáo dục tồn diện của nhà trường nói chung.

3.2.5.2 Nội dung và cách thức thực hiện

Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho tất cả cán bộ, giáo viên trong nhà trường, thấm nhuần mục tiêu GDĐĐ cho HS theo định hướng XHCN của Đảng và Nhà nước đề ra.

Đối với cán bộ quản lý: Phải quán triệt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, các quy chế của Bộ Giáo Dục - Đào Tạo, chỉ thị của Sở Giáo Dục - Đào Tạo về cơng tác GDĐĐ, giáo dục tư tưởng chắnh trị nói chung và công tác quản lý GDĐĐ cho HS THCS trong nhà trường nói riêng .

Đối với cán bộ Đoàn: Phải nắm bắt mọi chủ trương, nghị quyết của Đảng, chắnh quyền, để có định hướng hoạt động xuyên suốt trong năm học với nhiều hình thức hoạt động phong phú, đa dạng, thiết thực nhằm GDĐĐ cho HS.

Đối với giáo viên giảng dạy : Nâng cao ý thức trách nhiệm GDĐĐ cho HS thông qua bài giảng trên lớp bằng cách tắch hợp nội dung bài giảng với GDĐĐ cho HS, kết hợp dạy chữ với dạy người và lối sống mẫu mực của người Thầy: Ộ Dĩ nhân như giáo, dĩ ngôn như giáo Ợ

Đối với giáo viên chủ nhiệm: Người trực tiếp GDĐĐ HS, có vai trị quan trọng trong quá trình hồn thiện nhân cách HS, GVCN phải là người có đủ sức, đủ tài thay Hiệu trưởng quản lý HS một lớp học. Vì vậy GVCN phải có nhận thức đúng đắn vì mục tiêu đào tạo giáo dục THCS và tầm quan trọng của việc GDĐĐ cho HS,

có tinh thần trách nhiệm cao, có kinh nghiệm, phương pháp GDĐĐ HS và hết lòng chăm lo giáo dục thế hệ trẻ.

Mở lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng hoạt động, kinh nghiệm GDĐĐ cho HS, cho cán bộ Đoàn và GVCN. Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn, các hoạt động ngoại khoá, phát động liên tục các đợt thi đua chào mừng các ngày: 5/9; 20/10; 20/11; 22/12; 03/02; 08/3; 26/3; 30/4; 01/5; 19/5ẦẦvới nhiều hình thức hoạt động phong phú, thiết thực, nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ giáo viên về GDĐĐ cho HS xuyên suốt năm học.

3.2.5.3 Điều kiện thực hiện biện pháp

Phải có sự quan tâm của Ban Giám Hiệu nhà trường, đứng đầu là Hiệu trưởng; sự ủng hộ hoạt động của Đảng, chắnh quyền, Đoàn thể và tồn thể cán bộ giáo viên

Có kinh phắ và cơ sở phục vụ tốt cho hoạt động GDĐĐ HS

Tổ chức bộ máy phải đảm bảo tắnh đồng bộ, ổn định, đảm bảo tập trung dân chủ và ổn định cao, tập thể đoàn kết nhất trắ thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường trung học cơ sở vân nội, đông anh, hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 81 - 84)