Các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động bán hàng

Một phần của tài liệu Tên đề tài “giải pháp đẩy mạnh hoạt động bán hàng tại công ty tnhh phát triển đầu tư tmdv anh hồng (Trang 27 - 30)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG

1.3. Các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động bán hàng

1.3.1. Doanh số bán hàng

Có thể nói doanh số bán hàng chính là tiêu chí quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Doanh thu bán hàng chính là

19

tồn bộ số tiền mà doanh nghiệp thu được từ hoạt động bán hàng hóa, sản phẩm của mình trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là một nguồn tài chính quan trọng đối với doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ dùng nguồn này để chi trả cho các hoạt động chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh sản xuất. Doanh thu bán hàng cũng chính là nguồn giúp cho một doanh nghiệp khơng phải đi vay bên ngồi. Đây là thước đo so sánh năng lực của các doanh nghiệp với nhau, với một doanh nghiệp có doanh số bán hàng cao thì sẽ chứng minh họ có tiềm lực phát triển tốt, khả năng làm việc hiệu quả cao, quản lý tốt công tác sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác tốt. Trong doanh nghiệp thương mại dịch vụ, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh tổng doanh thu bán hàng thành phẩm và doanh thu cung cấp dịch vụ. Khi doanh thu bán hàng tăng lên thực chất ở đây là tăng lượng hàng hóa bán ra trên thị trường và tăng lượng tiền về cho công ty.

Công thức:

Tổng doanh thu = Giá cả x số lượng hàng hóa bán ra Ý nghĩa của doanh thu đối với doanh nghiệp và xã hội:

+ Đối với doanh nghiệp: Doanh thu là chỉ tiêu để phản ánh tổng hợp quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, qua chỉ tiêu này ta có thể biết được doanh nghiệp đã sản xuất và kinh doanh những sản phẩm phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Doanh thu là nguồn tài chính quan trọng để doanh nghiệp trang trải các khoản chi phí trong q trình sản xuất kinh doanh, là khoản dùng để trả tiền lương, tiền thưởng cho người lao động trong công ty, nộp các khoản thuế theo quy định nêu ra.

+ Đối với xã hội:

Khi doanh thu bán hàng tăng lên thì sẽ góp phần thỏa mãn tốt các nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của người tiêu dùng, thúc đẩy phát triển sản xuất, đảm bảo cân đối cung cầu, ổn định giá cả thị trường và mở rộng giao lưu kinh tế giữa các vùng miền với các nước trong khu vực.

20

Tăng doanh thu cũng góp phần làm tăng ngân sách nhà nước, từ điều này nhà nước sẽ đầu tư vào vào giáo dục, y tế, … thực hiện các chính sách phát triển xã hội, giúp cho xã hội ngày càng phát triển cơng bằng, văn minh hơn.

Ngồi ra, khi tăng doanh thu cũng giúp giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp, tệ nạn xã hội, giúp cho xã hội phát triển ổn định hơn. Bên cạnh đó, khi doanh thu tăng lên các doanh nghiệp sẽ có xu hướng tích cực hơn trong các cơng tác xã hội, giúp đỡ, ủng hộ những người có hồn cảnh khó khăn, … giúp xã hội phát triển bền vững hơn.

1.3.2. Tốc độ tăng trưởng doanh thu

Việc tính tốc độ tăng trưởng doanh thu đã khơng cịn q xa lạ đối với các cơ sở hoạt động kinh doanh, sản xuất. Việc tính tốc độ tăng trưởng của doanh thu sẽ giúp cho nhà đầu tư có thể xem xét được nhiều lĩnh vực quan trọng đặc biệt là vệ lợi nhuận mà việc đầu tư này có thể đem lại. Liệu rằng việc phát triển của ngành này có đang bị yếu kém hay suy giảm hay không. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh sẽ có thể chọn được một thời kỳ nhất định định hướng được sự phát triển ngành nghề. Nếu kết quả doanh thu tăng hay giảm sẽ chính là yếu tố quyết định họ có nên tiếp tục đầu tư, phát triển ngành này hay không. Ngược lại nếu kết quả giảm thì họ sẽ cố gắng tìm cách khắc phục hoặc là ngừng việc hoạt động cho lĩnh vực này.

Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu là phần trăm thay đổi doanh thu của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian cụ thể và được đưa ra trong một bối cảnh nhất định. Tỷ lệ tăng trưởng phụ thuộc vào 2 q trình là tích lũy tài sản như vốn, lao động, cơ sở vật chất và đầu tư những tài sản có năng suất hơn. Mặc dù tiết kiệm và đầu tư đều là trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng nhưng đầu tư phải hiệu quả thì mới đẩy mạnh gia tăng doanh thu được.

1.3.3. Chi phí bán hàng

Hiệu quả sử dụng chi phí là chỉ tiêu tương đối thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu hoặc lợi nhuận và chi phí, phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí để mang lại doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

21

- Hiệu quả sử dụng chi phí kinh doanh =Doanh thu thuần Tổng chi phí

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của việc kinh doanh, chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của công ty cao.

- Doanh thu trên chi phí = Lợi nhuận sau thuế Tổng chi phí

Chỉ tiêu này phản ánh tổng lợi nhuận thu được sau khi đã bỏ ra một lượng chi phí nhất định. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ doanh nghiệp đó kinh doanh có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Tên đề tài “giải pháp đẩy mạnh hoạt động bán hàng tại công ty tnhh phát triển đầu tư tmdv anh hồng (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)