CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng
1.4.1. Các nhân tố chủ quan
1.4.1.1. Khách hàng
Khách hàng là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công của một doanh nghiệp. Phần lớn các doanh nghiệp đều có mục đích cuối cùng là mang sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng để thu về lợi nhuận và từ đó tiếp tục hoạt động kinh doanh của mình. Do thị phần nguồn cầu khá nhiều nên bắt buộc các doanh nghiệp phải có các chiến lược để tối ưu hóa khách hàng nhưng vẫn đem lại các dịch vụ và lợi ích tốt nhất. Doanh nghiệp phải tiến hành nghiên cứu tệp khách hàng của mình và đào tạo lực lượng bán hàng có trình độ, kỹ năng, nắm bắt được tâm lý khách hàng.
1.4.1.2. Đối thủ cạnh tranh
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu tiêu dùng của con người ngày càng tăng lên từ đó nhiều thành phần kinh tế tăng lên, số doanh nghiệp thành lập ra nhiều hơn, dẫn đến sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau. Thực tế cho thấy trên thị trường thì kẻ mạnh thường sẽ chiến thắng kẻ yếu thế. Chính vì vậy mỗi doanh nghiệp phải xem xét kỹ lưỡng các đối thủ cạnh tranh của mình để có những chiến lược và kế hoạch cụ thể để đối phó với đối thủ cạnh tranh.
1.4.2. Các nhân tố khách quan
22
Trong hai năm trở lại đây, toàn bộ người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi tác động của dịch Covid về sức khỏe, thu nhập, việc làm. Điều này làm thay đổi đến cuộc sống, thói quen mua sắm, tiêu dùng. Người tiêu dùng cần sự tiện lợi và an toàn. Việc mua sắm phải nằm trong sự kiểm sốt, diễn ra nhanh chóng, an tồn và tiện lợi. Vì vậy họ thường áp dụng các hình thức mua bán online. Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của Tổng cục Thống kê, doanh nghiệp mới đã đăng ký giảm 14% so với năm 2020, có đến 10.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường mỗi tháng. Điều này chính là do mọi nhu cầu mua sắm tiêu dùng của con người thay đổi. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải đưa ra những giải pháp đối với khách hàng vì đây là thị trường đầy tiềm năng của doanh nghiệp.
1.4.2.2. Kinh tế
Theo Tổng cục Thống kê, tăng trưởng kinh tế năm 2021 ước tính đạt 2.58% so với năm trước. Có thể thấy mức độ tăng trưởng cao khiến nhu cầu sử dụng hàng hóa của người dân tăng lên, điều này giúp mang về lợi nhuận cho nhiều doanh nghiệp. Mơi trường kinh tế có tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Nó bao gồm các yếu tố như: tốc độ tăng trưởng, thuế, lạm phát, lãi suất, … Đối với tốc độ tăng trưởng, nó ảnh hưởng đến cơ hội và thách thức của một doanh nghiệp, tăng trưởng kinh tế sẽ làm cho thu nhập của người dân tăng lên, nó tạo điều kiện giải quyết việc làm, tạo cơng ăn việc làm, giảm thất nghiệp từ đấy nâng cao chất lượng cuộc sống, tiêu dùng tăng giúp cho mọi hoạt động bán hàng được thuận lợi hơn và quy mô hoạt động được mở rộng. Ngược lại, nếu nền kinh tế suy giảm, mức sống của người dân cũng sẽ suy giảm từ đấy tạo một sự cạnh tranh gay gắt cho các doanh nghiệp, hoạt động bán hàng tại các doanh nghiệp từ đấy cũng trở nên khó khăn hơn.
1.4.2.3. Chính trị - pháp luật
Nền chính trị - pháp luật của Việt Nam có thể nói là chính trị - an ninh ổn định. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO nền kinh tế mở, các chính sách kinh tế trở nên phù hợp hơn với các doanh nghiệp Việt Nam và đối với các doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam. Nếu mơi trường chính trị ổn định sẽ tạo
23
điều kiện thuận lợi cho hoạt động bán hàng của các doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh chỉ có thể ổn định và phát triển lâu dài trong một mơi trường có chính trị ổn định ở một mức nhất định. Có thể nói rằng, mơi trường chính trị có vai trị quan trọng như điều kiện thiết yếu để doanh nghiệp có thể hoạt động.