Hiện trạng chất lượng nước ngầm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công nghệ cấp nước sinh hoạt phù hợp với từng kiểu bố trí dân cư vùng ngập sâu tứ giác Long Xuyên phần thuộc tỉnh An Giang (Trang 29 - 30)

D. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

E. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI

2.2. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC

2.2.2. Hiện trạng chất lượng nước ngầm

Qua tổ chức điều tra, khảo sát tính đến tháng 8 năm 2006 trên địa bàn tồn tỉnh An Giang có 7.133 giếng khoan nước dưới đất, trong đó có khoảng 240 giếng bị ơ nhiễm hoặc có nguy cơ ơ nhiễm, 10% trong số đó đã ngưng hoạt động.

Nguồn nước ngầm ở Tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang tương đối ít về số lượng và phân bố khơng đồng đều, chỉ tập trung ỡ một số nơi, nhưng cũng cần xem xét về chất lượng nước. Tuy nhiên, hơn một nữa giếng đào đều có dấu hiệu nhiễm sắt hai (Fe2+), hàm lượng sắt tổng lớn hơn 1mg/l, có đến 12-15% tổng số giếng khơng dùng được vì bị nhiễm sắt q nặng, nước có mùi tanh hơi. Thậm chí một số giếng cịn bị nhiễm mặn, có nơi lên đến 400mg/l. Một số báo cáo gần đây cho thấy một số nơi ở An Giang, nước ngầm có dấu hiệu nhiễm thạch tín (Asenic - As) – là một độc chất không cho phép dùng làm nước uống nếu chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép (As < 0,01mg/l). Theo kết quả điều tra sơ bộ của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang, trong tổng số 2.699 mẫu nước giếng được xét nghiệm thạch tín, có 1.545 mẫu phát hiện bị nhiễm thạch tín. Tỷ lệ nhiễm thạch tín từ 1-10mg/l là 1.000 mẫu, tỷ lệ nhiễm thạch tín từ 11-50mg/l là 100 mẫu, từ 50-100mg/l là 45 mẫu và tỷ lệ nhiễm thạch tín từ trên 100mg/l là 400 mẫu. Từ kết quả đó, cho thấy nguồn nước ngầm của tỉnh An Giang đang bị nhiễm thạch tín ở mức độ tương đối cao. Mức độ ơ nhiễm thạch tín tương đối cao, với hàm lượng lớn hơn 50mg/l tập trung ở 4 huyện Chợ Mới, Phú Tân, Tân Châu và An Phú. Riêng tại huyện Phú Tân, trong 260 giếng được xét nghiệm thạch tín thì có đến 253 giếng (chiếm 97%) có mức độ nhiễm thạch tín trên 100mg/l.

Nguồn nước ngầm Tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang đang có dấu hiện ơ nhiễm thạch tín và một số hợp chất khác, nhưng hiện nay một số hộ dân sống trên địa bàn này vẫn chưa biết được tác hại của việc sử dụng nguồn nước ngầm bị ô nhiễm, nhất là thạch tín mà vẫn vơ tư sử dụng trong ăn uống hàng ngày.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công nghệ cấp nước sinh hoạt phù hợp với từng kiểu bố trí dân cư vùng ngập sâu tứ giác Long Xuyên phần thuộc tỉnh An Giang (Trang 29 - 30)