HIỆN TRẠNG CẤP NƯỚC SINH HOẠT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công nghệ cấp nước sinh hoạt phù hợp với từng kiểu bố trí dân cư vùng ngập sâu tứ giác Long Xuyên phần thuộc tỉnh An Giang (Trang 36)

2.2.4.4. Phân bón và thuốc bảo vệ thực vật

2.3. HIỆN TRẠNG CẤP NƯỚC SINH HOẠT

2.3.1. Hiện trạng cấp nước sinh hoạt

Một số thống kê gầy đây cho biết, tồn tỉnh An Giang có hơn 190 trạm cung cấp nước hợp vệ sinh phục vụ cho hơn 49.250 hộ dân vùng nông thôn. Tỉnh đã chủ trương đầu tư mỗi xã có ít nhất một trạm cấp nước có cơng suất từ 200 đến 400m3/ngày đêm. Tỉnh An Giang đã ban hành chính sách khuyến khích các đơn vị

Nhà nước, tư nhân, các công ty cổ phần đầu tư xây dựng hệ thống cung cấp nước theo cụm dân cư và kinh doanh với giá phù hợp tùy theo điều kiện địa phương. An Giang được đánh giá là tỉnh có tỷ lệ tư nhân tham gia vào việc cấp nước khá cao (xấp xỉ 30%).

Phương pháp xử lý nước các trạm, cả do Nhà nước và tư nhân đầu tư, chủ yếu vẫn là thu nước, tạo lắng bằng chất kết tủa (thường là phèn), lọc và khử trùng bằng Clo.

Ở các khu dân cư tập trung, tỉnh An Giang có các nhà máy nước lớn như Long Xun (cơng suất 15.000 m3/ngày đêm), Châu Đốc (1.000 m3/ngày đêm), Tân Châu (2.400 m3/ngày đêm), Cái Dầu (500 m3/ngày đêm) và Chợ Mới (1.000 m3/ngày đêm). Ngoại trừ nhà máy nước ở Chợ Mới khai thác nước ngầm, các nhà máy còn lại đều lấy nguồn nước mặt trực tiếp tự sông Cửu Long.

Bảng 2.2: So sánh nguồn cấp nước đô thị và nông thôn An Giang

Nguồn: Lê Anh Tuấn – Đề xuất các Giải pháp Cơng trình cho Cấp nước và Vệ sinh Nơng thôn tỉnh An Giang

Ngồi ra, cịn một số hồ chứa nước ở khu vực Tịnh Biên như Sồi So, Ơ-tức- xa, Cây Đuốc và Thủy Liêm sấp tới cũng là nguồn cấp nước sinh hoạt cho cư dân khu vực lân cận. Việc thất thốt nước ở các cơng trình cấp nước từ nguồn đến nơi phân phối chưa được điều tra kỹ nhưng ước tính có đến 30 – 35% lượng nước bị tổn thất.

Còn lại, đa phần dân cư vùng ngập lũ tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang đều sử dụng nước ở quy mơ hộ gia đình theo các cơng nghệ truyền thống như sử dụng lu chứa, bể chứa,… phổ biến cho cả nguồn nước mưa và nguồn nước mặt. Vào mùa khô, sử dụng nguồn nước ngầm từ giếng khoan hộ gia đình cho sinh hoạt.

2.3.2. Những yếu tố tác động đến công nghệ cấp nước

Các công nghệ phục vụ cho nhu cầu cấp nước phụ thuộc rất lớn vào nguồn nước và chất lượng nguồn nước. Như đã đề cập ở chương mở đầu công nghệ được sử dụng cho nhu cầu cấp nước phải thích hợp với điều kiện địa phương, từng kiểu bố trí dân cư vùng ngập lũ. Một yếu tố quan trọng nữa là thói quen sử dụng nước của người dân nơng thơn vùng lũ có thể quyết định đến công nghệ cấp nước sinh hoạt. Ngồi ra cịn có một số yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn công nghệ cấp nước nữa là mức sống của người dân. Không thể đầu tư xây dựng một cơng trình cấp nước tiên tiến, có chi phí cao mà người dân lại khơng có khả năng chi trả cho khoản đầu tư đó hoặc chi trả cho mức giá nước cao so với mức sống của họ.

2.4. MỘT SỐ CÔNG NGHỆ CẤP NƯỚC HIỆN CĨ

Nước sạch cho nơng thôn đã, đang được Nhà nước quan tâm và đề ra các mục tiêu cụ thể với các Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn. Thực tế, đã thu hút được sự tham gia nhiệt tình của các thành phần xã hội, đặc biệt là sự tham gia của các nhà khoa học với mong muốn góp phần đưa các kỹ thuật và cơng nghệ thích với Chương trình Nước sạch nơng thơn của quốc gia.

Tùy theo nguồn nước và chất lượng nước ở từng vùng mà các nhà khoa học có thể nghiên cứu và đưa ra cơng nghệ cấp nước thích hợp bằng những kỹ thuật xử lý cho từng quy mô khác nhau. Nổi bật nhất là các mơ hình cấp nước cho cụm dân cư nông thôn với các qui mô phục vụ cho khoảng từ 500 đến 2000 dân/cụm. Ngồi ra cịn có một số mơ hình cấp nước qui mơ nhỏ phục vụ cho hộ gia đình hoặc một nhóm hộ gia đình lân cận. Thật khó có thể thống kê và đánh giá một cách đầy đủ về các mơ hình, giải pháp kỹ thuật và cơng nghệ hiện có nhằm giải quyết vấn đề nước sạch nông thôn. Riêng đối với vùng lũ, các thơng tin cịn rất ít ỏi. Sau đây là một số cơng nghệ cấp nước sinh hoạt sẵn có hiện nay từ quy mơ hộ gia đình đến tập trung quy mơ hớn:

2.4.1. Công nghệ cấp nước nhỏ lẻ quy mơ hộ gia đình

2.4.1.1. Cơng nghệ cấp nước sử dụng nước mưa

a. Lu chứa nước (A1aL):

Một cơng trình chứa nước hồn chỉnh phải bao gồm cả phần mái hứng, máng thu, ống dẫn và lu chứa.

- Mái hứng: Tốt nhất là mái ngói, mái tơn hoặc mái bằng đổ bêtơng. Nếu mái là mái lá thì nên lọc nước trước khi cho chảy vào lu chứa. Diện tích mái hứng cần đủ rộng để hứng đủ lượng nước mưa cần thiết đối với một gia đình, tối thiểu cần 25m2 mái hứng.

- Máng thu: Tốt nhất là làm bằng tơn (có thể bằng ống tre, nứa, thân cau bổ đơi). Máng đóng vai trị quan trọng trong việc thu hứng, cần được treo đỡ cẩn thận để hứng được nhiều nước nhất trong mỗi lần mưa.

- Kích thước lu chứa có thể từ vài trăm đến 2.000 lít.

Ưu điểm: Lu chứa nước mưa có ưu điểm dễ làm, dễ vận chuyển, bền, nhẹ, ít

tốn vật tư. Giá thành thấp hơn nhiều so với bể xây gạch hay đúc bêtông, hiện nay lu chứa nước mưa 2m3 theo công nghệ của Thái Lan được UNICEF giới thiệu có

giá thành một lu chứa rất thấp từ 250.000-300.000 đồng. Mỗi gia đình có thể dùng 2 hay 3 lu chứa 2m3, tùy theo số người sử dụng. Lu chứa này rất thích hợp cho dân cư những vùng ngập lũ quanh năm sống trên thuyền, nhưng chỉ chứa nước mưa dùng để ăn uống.

Hạn chế: Do đặc điểm khí hậu ơ những vùng ngập lũ, mùa khơ thường ít mưa,

do vậy phải hạn chế nước dùng hàng ngày cho những nhu cầu tối thiểu (như ăn uống, hoặc rửa mặt, đánh răng). Nhiều nơi mái hứng, máng thu khơng thích hợp, hạn chế hiệu quả nguồn nước mưa. Bể chứa nước không được che đậy cẩn thận sẽ là nơi sinh sản của muỗi, nguồn gốc của nhiều căn bệnh truyền nhiễm. Vào mùa lũ sẽ không thể di chuyển hết các lu chứa đi theo và do đó các lu chứa sẽ khơng cịn thích hợp, chỉ có thể mang theo những lu chứa nhỏ và nhẹ.

b. Bể chứa nước (A1bB):

Giống như lu chứa nước, bể chứa nước là một cơng trình thu nước mưa sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Nhưng bể chứa có thể xây lớn hơn lu chứa nước, dung tích bể thường từ 4m3 đến 10m3, được xây dựng kiên cố tại một nơi nào đó, khơng thể di chuyển đi nơi khác.

Cấu trúc một bể chứa nước mưa hoàn chỉnh bao gồm cả phần mái hứng, máng thu, ống dẫn và bể chứa. Bể chứa được xây dựng cố định trên mặt đất, âm dưới đất hay nữa trên nữa dưới sao cho phù hợp với địa hình nơi cư trú.

- Mái hứng: Tốt nhất là mái ngói, mái tơn hoặc mái bằng bê tơng. Nếu là mái lá thì nên lọc nước trước khi cho chảy vào lu chứa. Diện tích mái hứng cần đủ rộng để hứng đủ lượng nước mưa cần thiết đối với một gia đình, tối thiểu cần 25m2 mái hứng.

- Máng thu: Tốt nhất là bằng tơn (có thể bằng ống tre, nứa, thân cau bổ đơi). Máng đóng vai trị quan trọng trong việc thu hứng, cần được treo đỡ cẩn thận để có thể hứng được nhiều nước nhất trong mỗi lần mưa.

- Bể chứa: Có thể là bể xây bằng gạch hoặc đó có hình dáng kích thước khác nhau. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể từng nơi để chọn loại vật liệu phù hợp. Diện tích của bể thường từ 4 – 8m3.

Ưu điểm của bể chứa nước là có thể sử dụng để lưu trữ nước mưa với lượng nước nhiều hơn và sử dụng được lâu hơn. Có thể đặt các cơng trình xử lý nước cấp đơn giản trước khi cho nước vào bể chứa.

Bể chứa nước có hạn chế là khơng thể di chuyển được khi nước lũ dâng lên và vì thế bể chứa nước sẽ chìm trong nước lũ, khơng thể lấy nước từ bể chứa cho mục đích cấp nước.

2.4.1.2. Công nghệ cấp nước sử dụng nước ngầm

a. Giếng đào hộ gia đình (A2aD):

Hay cịn gọi là giếng khơi khai thác nguồn nước ngầm tầng nông. Đây là loại hình cấp nước phổ biến ở nước ta. Cấu tạo của một giếng đào hộ gia đình như sau:

- Thành giếng: Được xây bằng gạch hay ống bê tơng đúc sẵn (ống bi), có tác

dụng định hình để giếng khơng bị sụt lở và nâng cao chất lượng nước trong giếng.

- Nắp giếng: Làm bằng bê tông đúc sẵn hoặc bằng gỗ, tơn hình trịn khớp với

miệng giếng, nắp giếng có tác dụng tránh bụi đất, lá cây rơi rụng làm bẩn nước trong giếng.

- Nền giếng: Bằng bê tông, gạch, đá đảm bảo thuận tiện khi sử dụng, đồng

thời ngăn chặn dòng nước bẩn chảy trực tiếp xuống dưới giếng. Nền giếng có rãnh dẫn nước thải ra xa vị trí giếng.

- Dụng cụ lấy nước: Bằng gàu múc, bằng bơm tay hoặc bằng bơm điện nhỏ.

- Vật liệu lọc: Gồm sỏi, cát rải ở đáy giếng để lọc cho nước trong và khi bơm

Ưu điểm của loại giếng đào là thuận tiện và dễ sử dụng, có thể sử dụng vật liệu và sức lao động ở địa phương nên tiết kiệm được chi phí xây dựng. Giếng đào tầng nơng phù hợp với điều kiện kinh tế, tự nhiên ở nhiều vùng nơng thơn ngập lũ và hiện nay có thể giữ sạch nước giếng khi mùa lũ đến một cách dễ dàng.

Cách tiến hành như sau: Chuẩn bị trước một tấm vải đi mưa (tăng, bạt hoặc tấm nhựa polyetylen) độ lớn rộng hơn miệng giếng. Một sợi dâu để dùng buộc quanh miệng giếng một đến nhiều vòng. Dùng tấm vải nhựa phủ lên miệng giếng, dùng sợi dây buộc quanh giữ tấm vải nhựa đồng thời kéo căng vải. Thời điểm bịt miệng giếng tốt nhất là khi nước nước lũ sắp tràn quan miệng giếng. Sau khi nước lũ đã rút hẳn, có thể tháo tấm che miệng giếng ra và vệ sinh xung quanh giếng là có thể sử dụng nước giếng như bình thường.

b. Giếng khoan hộ gia đình (A2bK):

Giếng khoan hộ gia đình sử dụng để thu nước ngầm tầng nông hoặc tầng sâu thường được khoan bằng máy. Cấu tạo của giếng khoan như sau:

- Ống lắng cát: Dài 1m, làm bằng ống nhựa PVC, φ48-φ60, dày 2,5mm.

- Ống lọc rôbô: Chiều dài tùy thuộc vào bề dày tầng chứa, bằng nhựa PVC, φ48-φ6o.

- Ống chống: Ống chống làm bằng ống nhựa PVC, φ48-φ60, dày 2,5mm, chiều dài tùy thuộc vào độ sâu của tầng chứa nước.

- Cổ giếng: Được làm bằng ống sắt tráng kẽm, dài 0,5m gắn với ống chống bằng một măng xông nhựa một đầu ren, một đầu trơn.

- Bơm tay: Được gắn vào đầu cổ giếng, dùng để bơm nước với mực nước động cách mặt đất không quá 7m. Nếu mực nước động trên 7m (hoặc có điều kiện kinh tế) có thể sử dụng bơm điện.

- Nền giếng: Được tráng xi măng, rộng 4m2, có rãnh thốt nước thải ra xa khỏi vị trí giếng.

Nguồn nước từ giếng khoan được xem là sạch và hợp vệ sinh, dễ sử dụng, đặc biệt một giếng khoan có thể cấp nước cho nhiều hộ gia đình. Ổn định nước vào mùa khơ, cơng trình gọn chiếm ít diện tích. Nhưng khi xây dựng cần phải có chun mơn.

2.4.1.3. Cơng nghệ cấp nước sử dựng nước mặt

a. Thiết bị lọc nước mặt bằng xô chậu (A3aX): Dụng cụ và vật liệu:

- Xơ nhựa hoặc thùng xơ có dung tích tùy ý;

- Vịi nước (vòi nhựa hoặc bằng ống tre/trúc tự tạo); - Cát, sỏi.

Cách làm như sau:

- Đục lỗ gần đáy xơ để lắp vịi nước;

- Vặn chặt vịi, nếu vịi tre có thể dùng keo hoặc đất sét để trám;

- Cho lớp sỏi có đường kính hạt từ 5-10mm, dày từ 25-50cm phía dưới đáy xơ, sau đó cho tiếp lớp cát đướng kính 0,15-0,35mm, dày khoảng 15-20cm lên trên lớp sỏi.

Hình 2.2: Thiết bị xử lý nước mặt trong gia đình bằng xơ chậu Nguồn : Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường tỉnh An Giang Ghi chú: 1-Xô chứa; 2-Lớp cát lọc; 3-Lớp sỏi lọc; 4-Vịi nước (có thể làm bằng tre hoặc trúc); 5-Chậu chứa nước đã lọc.

Phương pháp xử lý:

- Cho nước vào xô đã chứa đủ vật liệu lọc như hình vẽ để nước chảy qua vòi, hứng nước, khử trùng để dùng cho sinh hoạt.

- Nếu nước chảy ra chưa trong thì có thể lọc lại lần nữa. - Trước khi uống phải đun sôi.

b. Thiết bị lọc nước mặt bằng lu (A3bL):

Hình 2.3: Lu lọc nước phục vụ cho từng hộ gia đình Nguồn : Trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ tỉnh Vĩnh Long

Cách sử dụng lu lọc nước mặt phục vụ hộ gia đình như sau: Cho nước sơng vào lu số (1) được pha trộn với bột xử lý (25g cho 200lít nước sơng), để lắng sau vài giờ nước sẽ trong. Sau đó cho nước qua lu số (2) theo đường ống hút bằng chất dẻo, để nước lọc qua hệ thống lọc. Khi sử dụng chỉ cần mở vòi nước ở lu lọc. Nếu dùng để uống phải đun sôi.

Cách sắp xếp vật liệu trong hệ thống lọc: Cho đá (1x2) với độ dày khoảng 10cm, cho tiếp đá trứng (độ dày khoảng 5cm), tiếp theo là than gáo dừa (dày khoảng 3cm), bộ lọc (dày khoảng 2,5cm) cuối cùng là cát núi (có độ dày 20cm). Trên lớp vật liệu lọc lót lưới nilon dày để giữ cát khơng bị pha trông khi cho nước vào. Tất cả các vật liệu lọc phải được rửa sạch trước khi cho vào hệ thống.

Hình 2.4: Cách bố trí các lớp vật liệu trong lu lọc Nguồn : Trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ tỉnh Vĩnh Long

2.4.2. Công nghệ cấp nước tập trung quy mô nhỏ

2.4.2.1. Công nghệ cấp nước sử dụng nước ngầm

a. Hệ thống cấp nước tập trung quy mô nhỏ phổ biến (B2aP):

Do các loại giếng khoan và giếng đào nhỏ lẻ hiện nay khơng được khuyến khích khai thác và sử dụng vì có thể là ngun nhân của vấn đề ô nhiễm nguồn nước ngầm. Cho nên việc tận dụng giếng khoan đường kính nhỏ, giếng đào, thay bơm tay bằng lắp bơm điện ở những nơi có điện đưa lên tháp nước có thể tích nhỏ, độ cao từ 5 -7m, xử lý sơ bộ, khử trùng dùng đường ống dẫn nước đến từng hộ gia đình, có lắp đồng hồ đo nước phục vụ khoảng 50 – 100 hộ dân.

Hệ thống cấp nước tập trung từ nguồn nước ngầm sử dụng để cấp cho nhiều hộ gia đình, nước được bơm từ giếng khoan quan khâu xử lý rồi đưa đến các hộ sử dụng nước. Cấu tạo của hệ thống này như sau:

- 1. Giếng khoan sâu đường kính lớn; - 2. Cơng trình xử lý chất lượng nước; - 3. Bể chứa nước sạch;

- 4. Trạm bơm cấp hai hoặc tháp nước; - 5. Hệ thống đường ống phân phối.

Hình 2.5: Sơ đồ cơng nghệ xử lý nước ngầm quy mô nhỏ Nguồn : Lê An Tuấn Đề xuất các giải pháp cơng trình cho cấp nước và vệ sinhnông thôn An Giang

Nguyên tắc hoạt động: Nước được bơm từ giếng khoan qua khâu xử lý chất lượng nước rồi được chứa trong bể có dung tích lớn. Sau đó nước được bơm lên tháp cao hoặc trực tiếp đẩy thẳng vào hệ thống đường ống dẫn đến người sử dụng (trường hợp khơng cần tháp chứa).

Cơng trình cấp nước tập trung bằng nước ngầm sẽ mang lại cho người sử dụng nguồn nước cấp hợp vệ sinh, an toàn do được quản lý và vận hành một cách có hệ thống. Đây là biện pháp khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên nước ngầm một cách hợp lý.

Trạm bơm từ

giếng Giàn mưa hay thùng quạt gió Bể lắng tiếp xúc Bể lọc nhanh Bể chứa nước sạch Trạm bơm cấp hai/tháp nước Chất khử trùng Hệ thống đường ống phân phối

b. Hệ thống cấp nước tập trung quy mô nhỏ sử dụng công nghệ CEFINEA

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công nghệ cấp nước sinh hoạt phù hợp với từng kiểu bố trí dân cư vùng ngập sâu tứ giác Long Xuyên phần thuộc tỉnh An Giang (Trang 36)