Lựa chọn nguồn nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công nghệ cấp nước sinh hoạt phù hợp với từng kiểu bố trí dân cư vùng ngập sâu tứ giác Long Xuyên phần thuộc tỉnh An Giang (Trang 56 - 60)

2.2.4.4. Phân bón và thuốc bảo vệ thực vật

3.1.2. Lựa chọn nguồn nước

3.1.2.1. Lựa chọn nguồn nước mưa

Dựa vào các tiêu chí lựa chọn nguồn nước mưa cho mục đích cấp nước, phù hợp với kiểu bố trí dân cư vùng ngập lũ, có thể đưa ra bảng đáng giá lựa chọn như sau:

Bảng 3.2: Đánh giá mức độ ưu tiên sử dụng nguồn nước mưa cho mục đích cấp nước phù hợp với từng kiểu bố trí dân cư trong vùng ngập lũ

Kiểu bố trí dân cư

Đánh giá TC1 TC2 TC3 Tổng cộng Kiểu I 1 1 1 3 Kiểu II 3 2 2 7 Kiểu III 1 1 1 3 Kiểu IV 3 2 2 7 Kiểu V 1 1 1 3 Kiểu VI 1 1 1 3 Ghi chú:

Mức ưu tiêu cao : 3 điểm Mức ưu tiên trung bình : 2 điểm Mức ưu tiên thấp : 1 điểm

Từ bảng đánh giá có thể nhận thấy, dân cư trong đê bao sống phân tán (kiểu II) và dân cư sống dọc các đường giao thơng (kiểu IV) có thể lựa chọn nguồn nước mưa để sử dụng cho sinh hoạt. Vì chi phí thấp, thuận tiện trong việc sử dụng và bảo quản, phù hợp với điều kiện địa phương và nhất là nguồn nước mưa được xem là tương đối sạch có thể sử dụng trực tiếp, nhưng trước khi uống phải đun sơi. Các kiểu bố trí dân cư cịn lại vì lý do thiếu phương tiện thu hứng, vị trí khơng thuận lợi, khó khăn trong việc sử dụng và bảo quản nên nguồn nước mưa không được xem là nguồn cung cấp chính cho sinh hoạt. Vì thế, có thể tìm nguồn nước khác phù hợp hơn, dễ dàng trong quá trình sử dụng.

Sử dụng nguồn nước mưa sẽ phù hợp hơn đối với các đối tượng dân cư khơng bị ảnh hưởng bởi nước lũ, có thể thu hứng nước mưa một cách dễ dàng và có đủ các phương tiện lưu trữ sử dụng hàng ngày. Kiểu II và kiểu IV là hai kiểu dân cư bố trí có tính phù hợp nhất cho việc sử dụng nguồn nước mưa là nguồn nước chính để cấp cho sinh hoạt, do có những lợi thế nhất định, phù hợp với điều kiện địa phương. Nhưng cho dù nước mưa được xem là nguồn cung cấp chính cho nhu cầu sinh hoạt của những đối tượng dân cư này, vẫn phải sử dụng một nguồn nước cấp khác vào mùa khơ.

3.1.2.2. Lựa chọn nguồn nước ngầm

Ngồi nguồn nước mưu ra, nước ngầm cũng được xem là nguồn cung cấp chính cho sinh hoạt của cộng đồng dân cư nông thôn vùng ngập lũ. Tại đây, nguồn nước ngầm sẽ thỏa mãn được các nhu cầu sử dụng tại địa phương nếu nó khơng gặp các vấn đề ơ nhiễm. Tại một số địa phương như Tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang đã xuất hiện dấu hiện ô nhiễm thạch tín, ngồi ra cịn gặp phải vấn đề ngập lũ thường xuyên nên khai thác nguồn nước ngầm sử dụng trong sinh hoạt gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế. Chính vì những lý do đó, khai thác nước ngầm để cấp cho sinh hoạt cần phải được quản lý chặc chẽ, mang lại hiệu quả kinh tế, phù hợp với điều kiện địa phương và phù hợp với kiểu bố trí dân cư trong vùng.

Bảng 3.3: Đánh giá mức độ ưu tiên sử dụng nguồn nước ngầm cho mục đích cấp nước phù hợp với từng kiểu bố trí dân cư trong vùng ngập lũ

Kiểu bố trí dân cư

Đánh giá TC1 TC2 TC3 TC4 TC5 Tổng cộng Kiểu I 2 1 3 3 3 12 Kiểu II 2 1 3 1 3 10 Kiểu III 1 1 1 2 2 7 Kiểu IV 2 1 3 1 3 10 Kiểu V - - - - - - Kiểu VI 1 1 1 1 1 5

Ghi chú:

Mức ưu tiêu cao : 3 điểm Mức ưu tiên trung bình : 2 điểm Mức ưu tiên thấp : 1 điểm

Nguồn nước ngầm sẽ được khai thác sử dụng cho dân cư sống trong đê bao (kiểu I và kiểu II), dân cư sống dọc theo các tuyến đường giao thơng (kiểu IV), ngồi ra cũng có thể khai thác nước ngầm cấp cho dân cư tập trung trong các cụm tuyến vượt lũ (kiểu III), nhưng phải được kiểm soát sử dụng vào các cơng trình cấp nước tập thể cho nhiều hộ gia đình. Dân cư sống trên thuyền (kiểu V) khơng được lựa chọn sử dụng ngn nước ngầm vì tính đặc thù của loại hình bố trí dân cư này. Có thể sử dụng nguồn nước ngầm từ các giếng khoan hay giếng đào để cấp cho sinh hoạt đối với dân cư sống trên cọc vào các tháng mùa khơ và tìm nguồn khác sử dụng khi đến mùa lũ.

Ngày nay, việc khai thác nước ngầm bằng giếng khoan hay giếng đào một cách tràn lan đã dẫn đến vấn đề ô nhiễm nghiên trọng cũng như cạn kiệt nguồn nước. Cho nên, việc đào và khoan giếng khơng được khuyến khích áp dụng trong quá trình thực hiện chiến lược mục tiêu quốc gia về nước sạch cho nơng thơn. Chính vì thế, nguồn nước ngầm nếu được quản lý tốt và sử dụng vào các cơng trình tập trung với quy mơ lớn hay nhỏ tùy thuộc vào số hộ gia đình sống gần đó sẽ mang lại hiệu quả cao về kinh tế – xã hội, tiết kiệm chi phí cũng như bảo vệ và khai thác nguồn nước ngầm sẽ bền vững hơn.

3.1.2.3. Lựa chọn nguồn nước mặt

Nếu sử dụng nguồn nước mặt để cấp cho sinh hoạt, nên tiến hành các kỹ thuật xử lý vì chất lượng nguồn nước mặt vùng ngập lũ Tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang có hàm lượng phù sa cao, nhiễm phèn, các chất hữu cơ và các loại thuốc

bảo vệ thực vật. Khi sử dụng nguồn nước mặt trực tiếp không được xử lý sẽ gây ra nhiều chứng bệnh có liên quan đến ơ nhiễm nước ở người. Lựa chọn nguồn nước mặt để cấp cho sinh hoạt, chất lượng nước được xem xét đầu tiên, tuy nhiên đối với vùng ngập lũ sâu như Tứ giác Long Xuyên, cần phải chú ý đến kiểu bố trí dân cư nhằm lựa chọn nguồn nước cấp sao cho thuận lợi, chi phí thấp nhất và phù hợp với điều kiện địa phương.

Bảng 3.4: Đánh giá mức độ ưu tiên sử dụng nguồn nước mặt cho mục đích cấp nước phù hợp với từng kiểu bố trí dân cư trong vùng ngập lũ

Kiểu bố trí dân cư

Đánh giá TC1 TC2 TC3 TC4 TC5 Tổng cộng Kiểu I 1 1 1 3 3 9 Kiểu II 2 2 2 1 2 9 Kiểu III 2 1 2 3 3 11 Kiểu IV 2 2 2 1 2 9 Kiểu V 3 1 2 2 2 10 Kiểu VI 3 1 2 2 2 10 Ghi chú:

Mức ưu tiêu cao : 3 điểm Mức ưu tiên trung bình : 2 điểm Mức ưu tiên thấp : 1 điểm

Nguồn nước mặt hầu như đều có ở khắp mọi nơi vùng ngập lũ sâu Tứ Giác Long Xuyên tỉnh An Giang và có thể xem là nguồn cung cấp dồi dào cho nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của cộng đồng. Trên thực tế, người dân vùng ngập lũ đều sử dụng nguồn nước mặt từ sơng, ao hồ để sinh hoạt, thậm chí để ăn uống. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh ở người có liên quan đến việc sử dụng nước sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh. Vì thế cần phải có chiến lược để sử dụng nguồn nước mặt cấp cho nhu cầu sinh hoạt của cộng đồng nhằm đảm bảo cho sức khỏe và tiết kiệm chi phí, phù hợp với điều kiện địa phương.

Kiểu dân cư phân bố trong vùng và chất lượng nguồn nước là hai yếu tố mang tính quyết định đến hiệu quả của việc lựa chọn nguồn nước để cấp cho cộng đồng vùng ngập lũ.

Bảng đánh giá trên cho thấy, có thể lựa chọn nguồn nước mặt để cấp cho sinh hoạt đối với hầu hết các đối tượng, kiểu bố trí dân cư sống trong vùng ngập lũ. Nhưng còn phải phụ thuộc vào loại hình sử dụng mang lại hiệu quả hơn đến từng đối tượng dân cư. Ưu tiên sử dụng nguồn nước mặt cấp cho các kiểu bố trí dân cư tập trung vào cụm tuyến dân cư (kiểu III), dân cư sống trên thuyền (kiểu V) và dân cư sống trên cọc (kiểu VI). Nói tóm lại, Nguồn nước mặt được xem là nguồn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công nghệ cấp nước sinh hoạt phù hợp với từng kiểu bố trí dân cư vùng ngập sâu tứ giác Long Xuyên phần thuộc tỉnh An Giang (Trang 56 - 60)