Công nghệ cấp nước sử dụng nước mưa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công nghệ cấp nước sinh hoạt phù hợp với từng kiểu bố trí dân cư vùng ngập sâu tứ giác Long Xuyên phần thuộc tỉnh An Giang (Trang 39 - 41)

2.2.4.4. Phân bón và thuốc bảo vệ thực vật

2.4. MỘT SỐ CƠNG NGHỆ CẤP NƯỚC HIỆN CĨ

2.4.1.1. Công nghệ cấp nước sử dụng nước mưa

a. Lu chứa nước (A1aL):

Một cơng trình chứa nước hồn chỉnh phải bao gồm cả phần mái hứng, máng thu, ống dẫn và lu chứa.

- Mái hứng: Tốt nhất là mái ngói, mái tơn hoặc mái bằng đổ bêtơng. Nếu mái là mái lá thì nên lọc nước trước khi cho chảy vào lu chứa. Diện tích mái hứng cần đủ rộng để hứng đủ lượng nước mưa cần thiết đối với một gia đình, tối thiểu cần 25m2 mái hứng.

- Máng thu: Tốt nhất là làm bằng tơn (có thể bằng ống tre, nứa, thân cau bổ đơi). Máng đóng vai trị quan trọng trong việc thu hứng, cần được treo đỡ cẩn thận để hứng được nhiều nước nhất trong mỗi lần mưa.

- Kích thước lu chứa có thể từ vài trăm đến 2.000 lít.

Ưu điểm: Lu chứa nước mưa có ưu điểm dễ làm, dễ vận chuyển, bền, nhẹ, ít

tốn vật tư. Giá thành thấp hơn nhiều so với bể xây gạch hay đúc bêtông, hiện nay lu chứa nước mưa 2m3 theo công nghệ của Thái Lan được UNICEF giới thiệu có

giá thành một lu chứa rất thấp từ 250.000-300.000 đồng. Mỗi gia đình có thể dùng 2 hay 3 lu chứa 2m3, tùy theo số người sử dụng. Lu chứa này rất thích hợp cho dân cư những vùng ngập lũ quanh năm sống trên thuyền, nhưng chỉ chứa nước mưa dùng để ăn uống.

Hạn chế: Do đặc điểm khí hậu ơ những vùng ngập lũ, mùa khơ thường ít mưa,

do vậy phải hạn chế nước dùng hàng ngày cho những nhu cầu tối thiểu (như ăn uống, hoặc rửa mặt, đánh răng). Nhiều nơi mái hứng, máng thu khơng thích hợp, hạn chế hiệu quả nguồn nước mưa. Bể chứa nước không được che đậy cẩn thận sẽ là nơi sinh sản của muỗi, nguồn gốc của nhiều căn bệnh truyền nhiễm. Vào mùa lũ sẽ không thể di chuyển hết các lu chứa đi theo và do đó các lu chứa sẽ khơng cịn thích hợp, chỉ có thể mang theo những lu chứa nhỏ và nhẹ.

b. Bể chứa nước (A1bB):

Giống như lu chứa nước, bể chứa nước là một cơng trình thu nước mưa sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Nhưng bể chứa có thể xây lớn hơn lu chứa nước, dung tích bể thường từ 4m3 đến 10m3, được xây dựng kiên cố tại một nơi nào đó, khơng thể di chuyển đi nơi khác.

Cấu trúc một bể chứa nước mưa hoàn chỉnh bao gồm cả phần mái hứng, máng thu, ống dẫn và bể chứa. Bể chứa được xây dựng cố định trên mặt đất, âm dưới đất hay nữa trên nữa dưới sao cho phù hợp với địa hình nơi cư trú.

- Mái hứng: Tốt nhất là mái ngói, mái tơn hoặc mái bằng bê tơng. Nếu là mái lá thì nên lọc nước trước khi cho chảy vào lu chứa. Diện tích mái hứng cần đủ rộng để hứng đủ lượng nước mưa cần thiết đối với một gia đình, tối thiểu cần 25m2 mái hứng.

- Máng thu: Tốt nhất là bằng tơn (có thể bằng ống tre, nứa, thân cau bổ đơi). Máng đóng vai trị quan trọng trong việc thu hứng, cần được treo đỡ cẩn thận để có thể hứng được nhiều nước nhất trong mỗi lần mưa.

- Bể chứa: Có thể là bể xây bằng gạch hoặc đó có hình dáng kích thước khác nhau. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể từng nơi để chọn loại vật liệu phù hợp. Diện tích của bể thường từ 4 – 8m3.

Ưu điểm của bể chứa nước là có thể sử dụng để lưu trữ nước mưa với lượng nước nhiều hơn và sử dụng được lâu hơn. Có thể đặt các cơng trình xử lý nước cấp đơn giản trước khi cho nước vào bể chứa.

Bể chứa nước có hạn chế là khơng thể di chuyển được khi nước lũ dâng lên và vì thế bể chứa nước sẽ chìm trong nước lũ, khơng thể lấy nước từ bể chứa cho mục đích cấp nước.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công nghệ cấp nước sinh hoạt phù hợp với từng kiểu bố trí dân cư vùng ngập sâu tứ giác Long Xuyên phần thuộc tỉnh An Giang (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w