Công nghệ cấp nước nổi (D3)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công nghệ cấp nước sinh hoạt phù hợp với từng kiểu bố trí dân cư vùng ngập sâu tứ giác Long Xuyên phần thuộc tỉnh An Giang (Trang 49 - 53)

2.2.4.4. Phân bón và thuốc bảo vệ thực vật

2.4. MỘT SỐ CƠNG NGHỆ CẤP NƯỚC HIỆN CĨ

2.4.4. Công nghệ cấp nước nổi (D3)

Một số đặc điểm chính của mơ hình này là: - Quy mô phục vụ cho khoảng 600-1.000 dân; - Công suất trạm xử lý khoảng 3-5m3/h;

- Thời gian vận hành hệ thống xử lý mỗi ngày là 10 giờ;

- Khả năng cung cấp nước sạch bình qn đầu người là 50lít/người/ngày đêm; - Nguồn nước: Sử dụng nước mặt từ nguồn nước lũ;

- Chất lượng nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt nông thôn. - Phương thức cấp nước: Nước sạch sau khi xử lý được cấp trực tiếp cho các

ghe thuyền đến đổi nước hoặc đưa lên đài nước đặt trên bờ và từ đó phân phối đến các hộ dân và các điểm lấy nước.

Hình 2.7: Sơ đồ trạm cấp nước nổi từ nguồn nước mặt đặt trên thuyền Nguồn : Đào Công Tiến – Hiện trạng vùng ngập lũ Đồng bằng sông Cửu Long hiện trạng và giải pháp

Toàn bộ hệ thống xử lý nước được trên thuyền có khả năng chịu đựng được lũ quét và có thể di chuyển được từ nơi này đến nơi khác. Các cơng trình xử lý được bố trí hợp khối và sử dụng chủ yếu là các vật liệu composite gọn nhẹ. Tận dụng các khoang thuyền để chứa nước sạch sau xử lý. Có thể trang bị sẵn trên thuyền một máy nổ có cơng suất thích hợp để chạy các máy bơm khi không sử dụng lưới điện trên bờ.

CHƯƠNG 3

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ CẤP NƯỚC SINH HOẠT PHÙ HỢP VỚI TỪNG KIỂU BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG NGẬP SÂU

TỨ GIÁC LONG XUYÊN TỈNH AN GIANG

Hình 3.1: Bản đồ hành chánh tỉnh An Giang Nguồn : angiang.gov.vn

3.1. LỰA CHỌN NGUỒN NƯỚC PHÙ HỢP VỚI TỪNG KIỂU BỐ TRÍ DÂN CƯ

Nguồn nước có ý nghĩa rất lớn và mang tính quyết định trong việc cấp nước. Ba nguồn nước cơ bản có thể sử dụng cho mục đích cấp nước ở vùng ngập lũ sâu Tứ giác Long xuyên tỉnh An Giang là nước mặt, nước ngầm và nước mưa. Tuy

nhiên chất lượng các nguồn nước ở từng địa phương trong vùng về mức độ nhiễm bẫn rất khác nhau.

Do đó trước khi quyết định cấp nước, cần phải thực hiện việc lựa chọn nguồn nước thích hợp để cho các chi phí đầu tư, thiết kế và vận hành có thể giảm đến mức tối thiểu cần thiết. Việc lựa chọn nguồn nước không chỉ đơn thuần là dựa vào các đánh giá cảm quan mà cần phải có các số liệu cần thiết liên quan đến chất lượng nước. Hơn nữa, chất lượng nước vùng ngập lũ sâu Tứ giác Long xuyên tỉnh An Giang thường thay đổi cả về không gian lẫn thời gian, do đó cần phải có các số liệu theo dõi và cập nhật liên tục. Các số liệu này cần được số hóa trên bản đồ chất lượng nước để dựa vào đó người sử dụng có thể biết được nơi nào và lúc nào thì nên dùng nguồn nước nào cho phù hợp nhất. Khi cần thiết có thể kiểm tra bằng cách lấy mẫu tại chổ và gởi đi xét nghiệm chất lượng nước.

Chất lượng nguồn nước là điều kiện đầu tiên quyết định đến việc lựa chọn nguồn nước, sau đó là lựa chọn cơng nghệ xử lý, chi phí đầu tư và vận hành. Tuy nhiên vẫn cịn một yếu tố quan trọng hơn trong q trình chọn lựa nguồn nước là kiểu bố trí dân cư, do trong những vùng ngập lũ dân cư phân bố rất phức tạp và sinh sống phụ thuộc rất lớn vào nước lũ. Có thể vào những tháng mùa khơ họ sống ngay tại các vùng ngập lũ, nhưng khi mùa lũ đến người dân sẽ được di chuyển đến những nơi tránh lũ an toàn trong các cụm tuyến dân cư vượt lũ. Hay những dân cư sống trên các tuyến đường giao thơng cao có thể khơng bị ảnh hưởng của nước lũ nhưng khoảng cách giữa các hộ gia đình rất xa nhau hoặc tập trung chỉ vài ba hộ. Đối với một số cư dân sống tập trung tại các xã, thị trấn, chợ, thị xã đã được các đê bao che chắn khỏi nước lũ, việc lựa chọn nguồn nước tương tự với các vùng nơng thơn khác. Ngồi ra cịn có một loại hình phân bố dân cư rất đặc trưng của vùng ngập lũ đó là những cư dân sống trên thuyền quanh năm hoặc vào các tháng mùa lũ, họ sống hoàn toàn nhờ vào việc khai thác tài nguyên từ nước lũ, nguồn nước sử dụng chủ yếu và gần như duy nhất chính là nước mặt.

Chính vì những lý do đó, kiểu bố trí dân cư vùng ngập lũ là một trong những nhân tố khơng kém phần quan trọng đến q trình chọn lựa nguồn nước, thực hiện các chương trình cấp nước sinh hoạt cho cộng đồng nơng thôn. Cho nên khi chọn lựa nguồn nước cho mục đích cấp nước ở vùng ngập lũ cần phải dựa trên các kiều bố trí dân cư trong vùng, có như thế mới phát huy tính hiệu quả và tính bền vững của chương trình nước sạch.

3.1.1. Tiêu chí lựa chọn nguồn nước

3.1.1.1. Tiêu chí lựa chọn nguồn nước mưa

Nước mưa có ở mọi nơi và là nguồn cung cấp nước thiên nhiên sạch nhất. Nước mưa là kết quả của quá trình chưng cất tự nhiên. Tuy nhiên cũng có khi do khói, tro bụi từ các hoạt động sản xuất công nghiệp của con người hoặc do các vận động tự nhiên của trái đất mà nước mưa bị ô nhiễm. Vì thế trước khi sử dụng nguồn nước mưa để cấp nước cho cộng đồng dân cư vùng ngập lũ sâu Tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang cần phải chú ý đến các tiêu chí sau:

- Tiêu chí 1: Thu và lưu trữ dễ dàng.

- Tiêu chí 2: Thuận lợi trong việc sử dụng và bảo quản.

- Tiêu chí 3: Đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng cho sinh hoạt.

Đó là một số tiêu chí cơ bản giúp lựa chọn nguồn nước mưa trong quá trình cấp nước sinh hoạt trong cộng đồng dân cư vùng ngập lũ. Tuy nhiên, tùy thuộc và thói quen sử dụng nước và lượng nước sử dụng có thể trữ đủ cho nhu cầu hàng ngày.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công nghệ cấp nước sinh hoạt phù hợp với từng kiểu bố trí dân cư vùng ngập sâu tứ giác Long Xuyên phần thuộc tỉnh An Giang (Trang 49 - 53)