Công nghệ cấp nước sử dụng nước ngầm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công nghệ cấp nước sinh hoạt phù hợp với từng kiểu bố trí dân cư vùng ngập sâu tứ giác Long Xuyên phần thuộc tỉnh An Giang (Trang 41 - 43)

2.2.4.4. Phân bón và thuốc bảo vệ thực vật

2.4. MỘT SỐ CƠNG NGHỆ CẤP NƯỚC HIỆN CĨ

2.4.1.2. Công nghệ cấp nước sử dụng nước ngầm

a. Giếng đào hộ gia đình (A2aD):

Hay cịn gọi là giếng khơi khai thác nguồn nước ngầm tầng nông. Đây là loại hình cấp nước phổ biến ở nước ta. Cấu tạo của một giếng đào hộ gia đình như sau:

- Thành giếng: Được xây bằng gạch hay ống bê tơng đúc sẵn (ống bi), có tác

dụng định hình để giếng khơng bị sụt lở và nâng cao chất lượng nước trong giếng.

- Nắp giếng: Làm bằng bê tông đúc sẵn hoặc bằng gỗ, tơn hình trịn khớp với

miệng giếng, nắp giếng có tác dụng tránh bụi đất, lá cây rơi rụng làm bẩn nước trong giếng.

- Nền giếng: Bằng bê tông, gạch, đá đảm bảo thuận tiện khi sử dụng, đồng

thời ngăn chặn dòng nước bẩn chảy trực tiếp xuống dưới giếng. Nền giếng có rãnh dẫn nước thải ra xa vị trí giếng.

- Dụng cụ lấy nước: Bằng gàu múc, bằng bơm tay hoặc bằng bơm điện nhỏ.

- Vật liệu lọc: Gồm sỏi, cát rải ở đáy giếng để lọc cho nước trong và khi bơm

Ưu điểm của loại giếng đào là thuận tiện và dễ sử dụng, có thể sử dụng vật liệu và sức lao động ở địa phương nên tiết kiệm được chi phí xây dựng. Giếng đào tầng nông phù hợp với điều kiện kinh tế, tự nhiên ở nhiều vùng nơng thơn ngập lũ và hiện nay có thể giữ sạch nước giếng khi mùa lũ đến một cách dễ dàng.

Cách tiến hành như sau: Chuẩn bị trước một tấm vải đi mưa (tăng, bạt hoặc tấm nhựa polyetylen) độ lớn rộng hơn miệng giếng. Một sợi dâu để dùng buộc quanh miệng giếng một đến nhiều vòng. Dùng tấm vải nhựa phủ lên miệng giếng, dùng sợi dây buộc quanh giữ tấm vải nhựa đồng thời kéo căng vải. Thời điểm bịt miệng giếng tốt nhất là khi nước nước lũ sắp tràn quan miệng giếng. Sau khi nước lũ đã rút hẳn, có thể tháo tấm che miệng giếng ra và vệ sinh xung quanh giếng là có thể sử dụng nước giếng như bình thường.

b. Giếng khoan hộ gia đình (A2bK):

Giếng khoan hộ gia đình sử dụng để thu nước ngầm tầng nông hoặc tầng sâu thường được khoan bằng máy. Cấu tạo của giếng khoan như sau:

- Ống lắng cát: Dài 1m, làm bằng ống nhựa PVC, φ48-φ60, dày 2,5mm.

- Ống lọc rôbô: Chiều dài tùy thuộc vào bề dày tầng chứa, bằng nhựa PVC, φ48-φ6o.

- Ống chống: Ống chống làm bằng ống nhựa PVC, φ48-φ60, dày 2,5mm, chiều dài tùy thuộc vào độ sâu của tầng chứa nước.

- Cổ giếng: Được làm bằng ống sắt tráng kẽm, dài 0,5m gắn với ống chống bằng một măng xông nhựa một đầu ren, một đầu trơn.

- Bơm tay: Được gắn vào đầu cổ giếng, dùng để bơm nước với mực nước động cách mặt đất không quá 7m. Nếu mực nước động trên 7m (hoặc có điều kiện kinh tế) có thể sử dụng bơm điện.

- Nền giếng: Được tráng xi măng, rộng 4m2, có rãnh thốt nước thải ra xa khỏi vị trí giếng.

Nguồn nước từ giếng khoan được xem là sạch và hợp vệ sinh, dễ sử dụng, đặc biệt một giếng khoan có thể cấp nước cho nhiều hộ gia đình. Ổn định nước vào mùa khơ, cơng trình gọn chiếm ít diện tích. Nhưng khi xây dựng cần phải có chun mơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công nghệ cấp nước sinh hoạt phù hợp với từng kiểu bố trí dân cư vùng ngập sâu tứ giác Long Xuyên phần thuộc tỉnh An Giang (Trang 41 - 43)