PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ CÁC NGUỒN NƯỚC CẤP PHÙ HỢP VỚI TỪNG KIỂU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công nghệ cấp nước sinh hoạt phù hợp với từng kiểu bố trí dân cư vùng ngập sâu tứ giác Long Xuyên phần thuộc tỉnh An Giang (Trang 72 - 74)

2.2.4.4. Phân bón và thuốc bảo vệ thực vật

4.1.PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ CÁC NGUỒN NƯỚC CẤP PHÙ HỢP VỚI TỪNG KIỂU

KIỂU BỐ TRÍ DÂN CƯ

Trách nhiệm của mỗi người, mỗi gia đình là phải bảo vệ giữ gìn nguồn nước. Muốn làm tốt vấn đề này, trước hết phải thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường nơng thơn vùng ngập lũ. Do đó cần lồng ghép việc vệ sinh mơi trường với việc cấp nước sạch để tăng hiệu quả của chương trình cũng như tính bền vững của nó.

4.1.1. Sử dụng và bảo quản nguồn nước mưa hợp lý

Nguồn nước mưa được lựa chọn sử dụng chủ yếu cho các đối tượng dân cư trong đê bao sống phân tán (kiểu II) và dân cư sống dọc các tuyến đường giao thông (kiểu III), cho nên người dân nơi đây cần phải chú ý đến việc bảo quản nguồn nước mưa sau khu thu hứng vào lu, bể chứa.

Khi hứng nước mưa cần lưu ý: Trước mùa mưa phải vệ sinh sạch sẽ mái hứng, máng dẫn và bể chứa; Các cơn mưa đầu mùa và khoảng 10-15 phút đầu của các trận mưa sau thường có chất bẩn, đo đó phải loại bỏ. Nên lọc nước trước khi cho chảy vào lu, bể chứa.

Máng hứng nước nên lật úp lại sau mỗi cơn mưa để tránh đọng lá cây và bụi. Sử dụng nắp đậy kín cho tất cả các lu và bể chứa nhằm ngăn chặn sự phát triển của muỗi và phịng tránh cơn trùng, chuột có thể lọt vào đó. Phải ni cá vàng, có cờ trong lu, bể chứa để diệt bọ gậy.

Lắp vòi hoặc dùng gàu sạch để lấy nước, nơi để gàu, phương tiện lấy nước phải có chổ treo cao, sạch.

Khi cạn nước trong bể nên vệ sinh bể chứa sạch sẽ.

4.1.2. Sử dụng và bảo quản nguồn nước ngầm hợp lý

Lượng nước và chất lượng nước ngầm tùy thuộc và mỗi vùng khác nhau, nhưng khi khai thác nước ngầm sử dụng giếng đào hay giếng khoan cho dân cư trong đê bao sống phân tán (kiểu II) và dân cư sống dọc các tuyến đường giao thông (kiểu III) hoặc trong các trường hợp có các cơng trình cấp nước tập trung đều phải chú ý đến vấn đề vệ sinh.

Giếng đào phải cách xa các nguồn gây ô nhiễm (nhà tiêu, chuồng gia súc,…) tối thiểu là 15m. Thành giếng xây cao khoảng 0,8m, trong lịng giếng có thể xây gạch, đó hộc, đó ong, bê tơng. Sân giếng lát gạch, xi măng dốc về phía rãnh thốt nước. Miệng giếng phải có nắp đậy kín sau khi sử dụng. Rãnh thốt nước có độ dốc vừa phải, dẫn ra xa hoặc cho chảy vào các hố thấm nước thải. Có thể lắp bơm tay để lấy nước cho an tồn và sạch sẽ.

Khoan giếng cần phải có chun mơn kỹ thuật. Ống lọc của giếng khoan phải đặt đúng địa tầng của tầng chứa nước. Nếu nước ngầm có sắt (>0,5mg/l) cần xử lý theo đúng quy trình trước khi sử dụng. Giếng khoan cũng phải được đặt cách xa nhà tiêu, chuồng gia súc ít nhất là 15m. Phải có sân giếng và rãnh thoát nước vào các hố thấm nước thải. Sử dụng bơm tay hay bơm máy và phải định kỳ bảo dưỡng máy bơm. Hiện nay, ở một số vùng Tứ giác Long Xuyển tỉnh An Giang đã có dấu hiệu của ô nhiễm asenic, cho nên cần phải xét nghiệm asenic trước khi sử dụng.

Nếu khoan giếng sử dụng cho các cơng trình cấp nước tập trung phải khảo sát và đặt tại những nơi có nguồn nước ngầm phong phú và có thể khai thác lâu dài. Phải bảo vệ khu vực nguồn nước thật tốt. Không chăn gia súc và đổ rác gần khu vực có nguồn nước khai thác cho cơng trình. Bảo quản và bảo trì thường xuyên các cơng trình xử lý, máy bơm, thau rửa bể lọc,… Phân cơng trách nhiệm cho một nhóm chun trách về vận hành, bảo quản cơng trình.

Khi mùa lũ đến cần phải giữ sạch nước giếng để sử dụng khi nước rút xuống bằng phương pháp “đóng gói” nước giếng của tác giả Lê Văn Thưa – thôn Tiền, xã Võ Ninh (Quãng Ninh – Quãng Bình). Cách làm như sau: Chuẩn bị một tấm vải đi mưa (tăng, bạt hoặc tấm nhựa polyetylen) độ lớn rộng hơn miệng giếng; Một sợi dây dùng để buộc quanh miệng giếng một đến nhiều vòng. Dùng tấm vải nhựa phủ lên miệng giếng, dùng sợi dây buộc quanh giữ tấm vải nhựa đồng thời kéo căng nhựa. Thời điểm bịt miệng giếng tốt nhất là khi nước lũ sắp tràn qua miệng giếng. Sau khi nước rút khỏi bờ trên miệng giếng thì ta rút tất nhựa ra. Có một điều cần lưu ý là: Nếu thành giếng bị nứt vỡ thì chèn xi măng kín trước khi lũ đến. Nếu vì lý do nào đó bịt miệng giếng sớm quá, trước khi nước ngập lũ, thì nước mưa có thể đọng trên tấm nhựa làm tuột khỏi miệng giếng. Nên để sao cho nước mưa khỏi đọng trên tấm nhựa.

4.1.3. Sử dụng và bảo quản nguồn nước mặt hợp lý

Nguồn nước mặt cũng là nguồn nước lũ, hầu hết các đối tượng dân cư sống trong vùng ngập lũ sâu Tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang đều có thể xem nguồn nước ngầm là nguồn cung cấp dồi dào cho sinh hoạt. Chính vì vậy, phải bảo vệ và quản lý nguồn nước mặt tốt, chú ý đến việc vệ sinh môi trường.

Không chăn gia súc và đổ rác bừa bãi gần nguồn nước. Khơng cho trâu bị tắm ở ao, hồ nơi lấy nước. Không tắm giặc, chế biến thức ăn gần nguồn nước. Nước thải sinh hoạt nên cho qua hố thấm lọc trước khi đưa ra môi trường. Hạn chế đến loại bỏ các nhà tiêu trên kênh rạch, sử dụng nhà tiêu sinh thái có bể tự hoại và hợp vệ sinh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công nghệ cấp nước sinh hoạt phù hợp với từng kiểu bố trí dân cư vùng ngập sâu tứ giác Long Xuyên phần thuộc tỉnh An Giang (Trang 72 - 74)