PHƯƠNG ÁN THÔNG TIN – GIÁO DỤC – TRUYỀN THÔNG – THAM GIA

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công nghệ cấp nước sinh hoạt phù hợp với từng kiểu bố trí dân cư vùng ngập sâu tứ giác Long Xuyên phần thuộc tỉnh An Giang (Trang 76 - 78)

2.2.4.4. Phân bón và thuốc bảo vệ thực vật

4.3.PHƯƠNG ÁN THÔNG TIN – GIÁO DỤC – TRUYỀN THÔNG – THAM GIA

GIA CỦA CỘNG ĐỒNG

4.3.1. Thông tin – giáo dục – truyền thơng

4.3.1.1. Mục đích thơng tin – giáo dục – truyền thông

- Thông tin – giáo dục – truyền thông nhằm tăng nhu cầu dùng nước sạch trong sinh hoạt đối với người dân vùng ngập lũ. Có thể giao nhiệm vụ này cho đội tình nguyện viên, học sinh tại những nơi đó khi đã được trang bị một số kiến thức cần thiết tại trường học;

- Cung cấp thông tin cần thiết để người dân có thể lựa chọn loại cơng nghệ thích hợp với kiểu bố trí dân cư bằng các tờ bướm, tờ rơi;

- Nâng cao hiểu biết của người dân về việc sử dụng nước sạch và vấn đề sức khỏe bằng việc tổ chức lớp tập huấn, hội thảo chuyên đề;

- Khuyến khích người dân thực hành các hành vi tốt có liên quan đến việc giữ gìn và bảo vệ nguồn nước, bảo vệ mơi trường với các câu lọc bộ bảo vệ mơi trường ở nơng thơn;

- Khuyến khích người dân tự nguyện đóng góp tài chính để xây dựng cơng trình cấp nước sạch, sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày.

4.3.1.2. Nội dung thông tin – giáo dục – truyền thông

- Các thông tin về nước sạch và sức khỏe;

- Thông tin về các loại cơng trình cấp nước nước sạch;

- Thơng tin về các hệ thống hỗ trợ tài chính, hướng dẫn các thủ tục để xin trợ cấp, vay vốn;

- Cách thức tổ chức, quản lý các hệ thống cấp nước tập trung; - Các chính sách có liên quan đến cấp nước sạch.

Phối hợp thường xuyên với các cơ quan thông tin đại chúng (như đài truyền hình, đài phát thanh tỉnh, huyện), các tổ chức đoàn thể xã hội (như đoàn thanh niên, hội phụ nữ) đẩy mạnh công tác thông tin – giáo dục – truyền thông nhằm giúp cho cộng đồng tự quyết định loại hình cấp nước phù hợp với điều kiện thực tế ở mỗi địa phương. Nội dung thông tin phù hợp với từng giai đoạn trước, trong và sau các dự áp cấp nước.

4.3.2. Sự tham gia của cộng đồng

Sự tham gia của cộng đồng chính là điều kiện tiên quyết để thực hiện cấp nước sạch cho nông thôn vùng lũ một cách hiệu quả và lâu dài. Cộng đồng phải phát huy quyền làm chủ và phải được hiểu rõ về việc cải thiện điều kiện vệ sinh nước sạch cũng như cơng tác duy tu bảo trì cơng trình là trách nhiệm thuộc về cộng đồng.

Người dân sẽ tự quyết định trong việc lựa chọn nguồn nước sinh hoạt, lựa chọn công nghệ nhằm phù hợp với điều kiện kinh tế cho mình.

Cơ quan quản lý tỉnh, chính quyền ấp, xã và người dân phải phối hợp và phân công trách nhiệm cụ thể trong việc quản lý, sử dụng, bảo dưỡng, sữa chữa, bảo đảm an ninh và tự quản các cơng trình cấp nước tập trung.

Nhân viên là những người dân tại đó trực tiếp vận hành được trang bị đầy đủ kiến thức tuyên truyền và kỹ thuật để làm tốt trách nhiệm của mình tại cơ sở. Trả lương, đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng cho họ, đồng thời khen thưởng hàng tháng và xét thưởng thi đua hàng năm đối với những nhân viên hành thành vượt mức kế hoạch được giao nhằm khuyến khích họ ngày càng gắn bố trách nhiệm với cơng việc.

Xã hội hóa cấp nước là một trong những hình thức tham gia tích cực của cộng đồng trong quá trình thực hiện các chương trình cấp nước sạch nơng thơn vùng lũ. Tuy nhiên cũng cần phải có sự giám sát và quan tâm của nhà nước nhất là trung

tâm nước sạch và vệ sinh mơi trường của tỉnh. Có như thế, hiệu quả của việc xã hội hóa cấp nước trong cộng đồng sẽ tăng lên và bề vững.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công nghệ cấp nước sinh hoạt phù hợp với từng kiểu bố trí dân cư vùng ngập sâu tứ giác Long Xuyên phần thuộc tỉnh An Giang (Trang 76 - 78)