Hiện trạng chất lượng nước mặt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công nghệ cấp nước sinh hoạt phù hợp với từng kiểu bố trí dân cư vùng ngập sâu tứ giác Long Xuyên phần thuộc tỉnh An Giang (Trang 30 - 33)

D. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

E. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI

2.2. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC

2.2.3. Hiện trạng chất lượng nước mặt

Do nằm gần đầu nguồn nước sông Cửu Long và cách xa biển gần 200km, nên Tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang vào những năm cạn kiệt, dòng mặn từ biển Đơng theo sơng Tiền và sơng Hậu khơng có khả năng xâm nhập vào. Gặp các trận lũ nhỏ, nguồn ngọt ít, mùa khơ năm sau có triều mạnh và gió chướng hoạt

động dài ngày thì mặn ở biển Tây theo kênh Ba Thê, Rạch Giá – Long Xuyên và Tám Ngàn theo ranh giới hai tỉnh An Giang và Kiêng Giang với độ mặn 4‰.

Chua phèn ở Tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang tập trung chủ yếu ở hai huyện Tịnh Biên và Tri Tơn, vùng có nguồn gốc từ đất phèn. Vào đầu mùa mưa, các trận mưa đầu đã làm tan vỡ các váng phèn được đọng lại và tích lũy trong suốt mùa khô trên bề mặt đồng ruộng, rồi mang tải vào các lịng kênh làm ơ nhiễm nguồn nước trong các tháng 5, 6, 7 và tháng 6 với độ pH phổ biến từ 2 đến 4, sau đó được dịng lũ tràn qua lỗng dần mang tải tiêu thoát ra biển Tây.

Theo kết quả ghi nhận được qua quan trắc môi trường nước đợt 1 năm 2006 do sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang thực hiện. Chất lượng nước mặt sông Tiền, sông Hậu và các kênh rạch nội đồng đều bị ô nhiễm do chất thải sinh hoạt từ các khu dân cư thải trực tiếp ra nguồn nước mặt mà khơng qua hệ thống xử lý. Ngồi ra, hoạt động ni trồng thủy sản phát triển nhanh chóng cũng góp phần làm cho chất lượng nguồn nước suy giảm. Nước thải đơ thị có nhiều chỉ tiêu vượt quá xa tiêu chuẩn cho phép do quá trình thực hiện quy hoạch, đầu tư xây dựng chưa bố trí đầu tư các hệ thống xử lý nước thải theo quy định. Tỉnh An Giang có 10/13 nhà máy chế biến thủy sản có hệ thống xử lý nhưng chất lượng nước thải đầu ra vẫn chưa đảm bảo. Bốn bệnh viện được quan trắc thì có ba bệnh viện (Đa khoa An Giang, Đa khoa khu vực Châu Đốc, Nhật Tân) có chất lượng nước thải đầu ra đều vượt tiêu chuẩn nhiều lần (trừ bệnh viện Bình Dân).

Ngồi ra, theo nhiều số liệu phân tích chất lượng nước trong những năm gần đây cho thấy chất lượng nguồn nước đang suy giảm do việc xã chất thải từ chăn nuôi gia súc, sinh hoạt, nuôi trồng và chế biến thủy sản, việc sử dụng bừa bãi thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác nơng nghiệp q mức và cả tiến trình cơng nghiệp hóa, khai thác tài ngun mơi trường. Một thơng tin từ Văn phịng Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang ngày 10/05/2006, cho thấy mức nhiễm vi sinh ở nước

mặt cao hơn 100 – 1.000 lần cho phép của Bộ Y tế. Hiện trạng này thực sự đe dọa việc cấp nước trên toàn địa bàn tỉnh An Giang.

Hình 2.1: Tình trạng xâm nhập mặn ĐBSCL

Dựa vào bản đồ tình trạng xâm nhập mặn ở ĐBSCL, cho thấy tài nguyên nguồn nước mặt vùng Tứ giác Long Xuyên tỉnh An giang hầu như bị nhiễm mặn rất ít, chỉ bị ảnh hưởng vào những năm lũ nhỏ, đại bộ phận có nước ngọt quanh năm. Do đó, đây được xem là một thuận lợi cho quá trình cấp nước sinh hoạt

trong vùng và là nguồn nước chủ yếu cho việc lựa chọn các công nghệ cấp nước sinh hoạt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công nghệ cấp nước sinh hoạt phù hợp với từng kiểu bố trí dân cư vùng ngập sâu tứ giác Long Xuyên phần thuộc tỉnh An Giang (Trang 30 - 33)