4. Tính mới của đề tài
1.7 Nghiên cứu chế phẩm chăm sóc da
1.7.1 Nấm da và bệnh nấm da
Dermatophytosis là bệnh nấm da khá phổ biến, gây ra do những chủng nấm ƣa keratin lớp sừng và phần phụ của da (lơng, tóc, móng) ở ngƣời và súc vật. Trong những thập niên qua các bệnh nhiễm trùng ngày càng gia tăng đặc biệt là các bệnh nhân suy giảm miễn dịch [39, 137]. Phạm vi mức độ nghiêm trọng của bệnh nhiễm trùng phụ thuộc vào sản phẩm trao đổi chất tạo ra bởi nấm, độc lực của các chủng lây nhiễm, vị trí nhiễm trùng và yếu tố mơi trƣờng [122]. Đây cũng là bệnh có tỷ lệ tái phát thƣờng xuyên và thƣờng đáp ứng với điều trị [62]. Những hạn chế gặp phải trong điều trị (nhƣ sức đề kháng, tác dụng
phụ và độc tính cao), đơn thuốc tăng cao và lạm dụng thuốc chống nấm tổng hợp… tất cả đã thúc đẩy việc tìm kiếm các loại thuốc tự nhiên thay thế [105].
Trong những năm qua nghiên cứu về cây thơm làm thuốc và đặc biệt là tinh dầu (essential oil), đã thu hút đƣợc nhiều nhà khoa học. Tinh dầu đã đƣợc sử dụng trong nhiều thế kỷ cho thấy hoạt tính sinh học của chúng. Gần đây hơn, một số nghiên cứu đã cho thấy bằng chứng về tiềm năng rất lớn của các sản phẩm tự nhiên nhƣ các thuốc kháng nấm chứng minh cho việc sử dụng hiện tại của tinh dầu trong một số dƣợc phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm và các sản phẩm khác. Vì vậy, tinh dầu là một trong những nhóm có triển vọng của sản phẩm tự nhiên thay thế các thuốc kháng nấm an toàn và rẻ [113].
Nấm da thuộc loại nấm bất tồn chúng có khoảng 300 lồi khác nhau đƣợc xếp vào các chi Microsporum, Trichophyton và Epidermophyton [61, 100]. Có những lồi nấm da phân bố trên khắp thế giới, có loại chỉ khu trú ở những vùng nhất định. Ở Việt Nam, những loài nấm da hay gặp là Trichophyton rubrum, Trichophyton mentagrophytes, Trichophyton
violaceum; Microsporum canis, Microsporum gypseum; Epidermophyton floccosum, Candida... Căn cứ theo nguồn lây nhiễm, nấm da đƣợc chia thành 3 nhóm: Nhóm ƣa đất
sống hoại sinh ở trong đất, nấm nhiễm vào ngƣời và động vật khi tiếp xúc với đất. Nhóm ƣa động vật chủ yếu sống ký sinh ở động vật; chúng lây nhiễm vào ngƣời khi tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với một số loại động vật nhƣ chó, mèo, ngựa, trâu, bị, lợn... Nấm ƣa ngƣời chỉ ký sinh ở ngƣời, chúng lây nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp với ngƣời bệnh hoặc gián tiếp qua đồ dùng nhƣ khăn lau, lƣợc chải tóc, mũ nón, áo quần, chăn màn, ghế ngồi... trong thực tế đƣờng lây gián tiếp thƣờng phổ biến và quan trọng hơn [73].
Bệnh nấm da thƣờng có thể nhận biết bằng việc quan sát trên da có hiện tƣợng vảy xù xì, các vịng đỏ lan rộng đơi khi có mụn nƣớc, mụn mủ…[47]. Tuy nhiên, trong nhiều trƣờng hợp, chẩn đốn là khơng rõ về mặt lâm sàng, thƣờng đƣợc yêu cầu xét nghiệm sinh hóa, sinh lý hoặc phƣơng pháp phân tử [75]. Bảng 1.2 phân loại các bệnh nấm da dựa vào vị trí lây nhiễm theo nghiên cứu của Degreef [49].
Bảng 1. 2: Phân loại các bệnh nấm da [49].
Loại /vùng da Vị trí lây nhiễm Chủng nấm da
Vùng da nhẵn Ngoài da Trichophyton rubrum, T.verrucosum, Microsporum canis
Vùng bẹn Trichophyton rubrum, T. Mentagrophytes var. Interdigitale,
Da mặt Trichophton sp.
Da sừng hóa cao Chân Trichophyton rubrum, T.
Mentagrophytes var. Interdigitale, Epidermophyton floccosum
Tay Trichophyton rubrum
Da vùng lang nông Da đầu, lông mày, lông mi
Trichophton sp., Microsporum sp.
Râu, ria mép T. mentagrophytes, T. verrucosum
Móng Ngón tay, ngón chân Tricophyton rubrum, T. mentagrophytes var interdigitale
Điều trị bệnh nấm da thƣờng bằng 2 cách là uống và dùng thuốc kháng nấm bôi trên da nhƣ azoles và allylamines [62]. Gần đây, echinocandins cũng đã đƣợc sử dụng nhƣng chỉ sử dụng cho các bệnh do nhiễm Candida và Aspergillus [81, 85]. Bệnh nấm bề mặt thƣờng đƣợc xử lý với thuốc bôi tại chỗ [33, 47, 62]. Thuốc kháng nấm sử dụng phổ biến nhất là azoles và allylamines. Các dẫn xuất morpholine nhƣ amorolfine và butenafine cũng đƣợc sử dụng [62]. Thuốc bôi thƣờng gây phản ứng nhẹ trên da [63]. Đối với bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng hay kéo dài, điều trị bằng đƣờng uống cần đƣợc xem xét và cũng dùng điều trị đối với các bệnh nhiễm trùng gây ra bởi T. unguium và T. capitis, nhƣ
terbinafine, itraconazole, fluconazole, griseofulvin, và ketoconazole là các thuốc chống nấm chỉ định để đƣợc sử dụng [62, 85]. Tuy nhiên, thuốc sử dụng bằng đƣờng uống có thể gây tác dụng phụ nhƣ nhiễm độc gan, thần kinh, thận, phản ứng huyết học và vấn đề về da hiếm nhƣ hội chứng Stevens-Johnson [34, 50, 62]. Vì vậy, có thể kết luận rằng sự thành cơng của phƣơng pháp điều trị bệnh nấm da phụ thuộc không chỉ vào sự hiểu biết về căn bệnh này mà còn các yếu tố khác nhƣ mẫu lâm sàng, mức độ nhiễm trùng, tác nhân gây bệnh, và tƣơng tác thuốc của bệnh nhân [63].
Hoạt tính kháng nấm da của tinh dầu
Inouye và cs nghiên cứu invitro với 72 loại tinh dầu tách chiết bằng lôi cuốn hơi nƣớc kháng lại với nấm T. mentagrophytes. Một số loại tinh dầu có hoạt tính kháng mạnh nhƣ
Origanum vulgare, Thymus serpyllum, Eugenia caryophyllata, Cymbopogon nardus, Pelargonium roseum, Lindera umbellata, Aniba rosaeodora, Thymus vulgaris, Lavandula latifolia, L. angustifolia, Curcuma longa and Melaleuca alternifolia. Kết quả này cho thấy
khả năng kháng nấm của tinh dầu là rất khả quan [71]. Việc điều trị phối hợp giữa thuốc chống nấm tổng hợp và tinh dầu cũng đã đƣợc đánh giá [66, 122]. Tuy nhiên cơ chế tác
động của tinh dầu lên nấm da rất ít nghiên cứu đề cập đến. Shin và Lim đánh giá sự kết hợp tinh dầu của cây Pelargonium graveolens có thành phần chính là citronellal và geraniol với ketoconazole, kháng lại chủng Tricophyton spp., hoạt tính kháng nấm của ketoconazole tăng cƣờng đáng kể, liều hiệu quả tối thiểu của nó cũng giảm, do đó giảm thiểu tác dụng phụ có thể [123]. Khan và Amhad đánh giá tổ hợp của nhiều loại tinh dầu với fluconazole kháng chủng T. rubrum. Kết quả cho thấy sự tƣơng hợp giữa
cinnamaldehyde và fluconazole, hợp chất này giảm MIC của fluconazole đến 8 lần, giảm MIC của tinh dầu đến 32 lần. Ngoài ra tinh dầu Syzigium aromaticum khi kết hợp với fluconazole giảm MIC đến 128 lần [76].
Nhìn chung, các hợp chất kháng nấm của tinh dầu có hoạt tính mạnh chủ yếu là nhóm tecpenoit. Các hợp chất này đƣợc chứng minh có thể tấn công thành và màng tế bào, ảnh hƣởng đến tính thấm của màng tế bào, phá vỡ các thành phần khác trong tế bào. Nhiều tinh dầu cũng cho thấy cơ chế hoạt động chống lại các chủng nấm da [59, 66, 107, 129]. Điều này cho thấy hoạt tính kháng nấm da của tinh dầu khơng có một cơ chế duy nhất mà có thể là tác động của các thành phần trong tinh dầu cùng tác động lên tế bào vi sinh vật.