Tổng quan về tình hình giáo dục giới tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học nội dung sinh học cơ thể động vật sinh học 11 trung học phổ thông (Trang 29 - 32)

1.2.1.1. Tình hình giáo dục giới tính trên thế giới

Tại Hoa Kỳ - Quốc gia phát triển hàng đầu trên thế giới, hầu hết học sinh đều nhận đƣợc một hình thức giáo dục giới tính ít nhất một lần trong khoảng từ lớp 7 đến lớp 12, nhiều trƣờng đề cập tới một số chủ đề ngay từ lớp 5 hay lớp 6. Tuy nhiên, những điều mà học sinh đƣợc thu nhận rất khác biệt, bởi việc quyết định nội dung chƣơng trình rất phân tán. Nhiều bang có quy định về nội dung đƣợc dạy trong các lớp giáo dục giới tính hay cho phép cha mẹ lựa chọn cho con cái không tham gia. Một số bang trao quyền quyết định cho các trƣờng thuộc các quận riêng biệt.

Giáo dục giới tính tại Đức lại đƣợc xem là một phần của chƣơng trình học từ năm 1970. Từ năm 1992, giáo dục giới tính đƣợc luật pháp quy định là trách nhiệm của chính phủ. Giáo dục giới tính đề cập đến mọi chủ đề liên quan tới quá trình lớn lên, những thay đổi về cơ thể khi dậy thì, các cảm xúc, các quá trình sinh học của sinh sản, hoạt động tình dục, quan hệ tình cảm,

đồng tính, mang thai ngồi ý muốn và những phức tạp của việc phá thai, những nguy hiểm của bạo lực tình dục, lạm dụng tình dục, lạm dụng trẻ em và các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục, nhƣng thỉnh thoảng là cả các chủ đề nhƣ tƣ thế quan hệ tình dục, …

Tại châu Phi, giáo dục giới tính lại tập trung trên việc ngăn chặn sự lây truyền AIDS. Hầu hết các chính phủ trong khu vực đã thành lập các chƣơng trình giáo dục về AIDS với sự trợ giúp của tổ chức Y tế Thế giới và các tổ chức Phi Chính phủ quốc tế.

Tình trạng các chƣơng trình giáo dục giới tính ở những mức độ phát triển rất khác nhau. Indonesia, Mơng Cổ, Hàn Quốc có khung chính sách hệ thống về việc giảng dạy giới tính trong các trƣờng học. Malaysia, Philippines và Thái Lan đánh giá các nhu cầu sức khỏe sinh sản thanh niên với một quan điểm phát triển giáo dục riêng biệt cho thanh niên, các nhu cầu sức khỏe sinh sản thanh niên với một quan điểm phát triển giáo dục riêng biệt cho thanh niên. Tại Ấn Độ một cuộc tranh luận lớn về nội dung giáo dục giới tính và khi nào cần tăng cƣờng giáo dục giới tính. Tại Nhật Bản, giáo dục giới tính là bắt buộc từ 10 hay 11 tuổi, chủ yếu đề cập đến chủ đề Sinh học nhƣ kinh nguyệt và xuất tinh v.v…

1.2.1.2. Tình hình nghiên cứu các khoa học về giới tính, giáo dục giới tính ở Việt Nam hiện nay

Vấn đề giáo dục giới tính cịn nhiều quan niệm phức tạp, mâu thuẫn. Nhiều ý kiến không thống nhất về nội dung, chƣơng trình, về phƣơng thức giáo dục giới tính trong nhà trƣờng. Thậm chí, có nhiều ý kiến cho rằng, không nên giáo dục giới tính trong chƣơng trình nội khóa, hoặc ngay cả trong ngoại khóa vì cần phải phải dành thời gian cho các môn khoa học cơ bản hoặc các môn học quan trọng hơn. Ngay cả khi đã có quyết định đƣa một số nội dung của đời sống giới tính vào chƣơng trình giáo dục trong nhà trƣờng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhiều điạ phƣơng, nhiều trƣờng học vẫn không

nghiêm túc thực hiện, hoặc chỉ thực hiện một cách cầm chừng, một cách hình thức để đối phó với các đợt kiểm tra của Bộ.

Lực lƣợng các nhà nghiên cứu, các giáo viên làm cơng tác giáo dục giới tính, giảng dạy kiến thức giới tính cho học sinh cịn rất thiếu. Trong nhiều trƣờng phổ thông khơng có giáo viên đƣợc đào tạo chun mơn để giảng dạy những kiến thức này. Trong trƣờng sƣ phạm, việc trang bị những kiến thức giới tính cho sinh viên và cho giáo sinh cũng chƣa đƣợc quan tâm.

Việc đào tạo cán bộ chuyên khoa về ngành này chƣa đƣợc thực hiện một cách tập trung, hồn chỉnh, chƣa có chƣơng trình đào tạo chun ngành, nội dung giảng dạy còn đơn giản, sơ lƣợc.

1.2.1.3. Tình hình nghiên cứu khoa học về giới tính

Việc nghiên cứu về giới tính, đặc biệt là tâm lí học giới tính và giáo dục học giới tính ở nƣớc ta hiện nay đang đƣợc qua tâm và phát triển mạnh mẽ.

Có nhiều quan điểm khác nhau về đời sống giới tính, về những thuật ngữ cơ bản đƣợc sử dụng trong các ngành khoa học về giới tính (giới, giới tính, tính dục, tình u v.v…).

Có nhiều biểu hiện phức tạp trong việc nghiên cứu về giới tính. Sự lẫn lộn giữa các khái niệm, các thuật ngữ về giới và giới tính. Có ngƣời cho rằng, giới chỉ là những đặc điểm xã hội, do xã hội tạo ra. Ngƣợc lại, giới tính lại chỉ đƣợc hiểu là những đặc điểm về sinh lí và khơng biến đổi. Nhiều thuật ngữ nhƣ: Tính dục và tình dục, giới và giới tính v.v… thƣờng bị sử dụng lẫn lộn hoặc phiến diện, lệch lạc. Nội hàm của một số khái niệm chƣa đƣợc thống nhất nhƣ giới tính, tính dục, sức khỏe sinh sản. Sự pha trộn các quan điểm phƣơng Tây với những quan điểm truyền thống Việt Nam. Trong xã hội, nhiều ngƣời cho rằng không cần thiết phải giáo dục giới tính trong nhà trƣờng, trong thanh niên, nhiều ngƣời có quan niệm tình dục tự do, tình u khơng cần hơn nhân v.v… Những tồn tại của các quan điểm phong kiến lạc hậu về các hiện tƣợng của đời sống giới tính. Sự xuất hiện nhiều tài liệu, sách

báo thiếu khoa học về vấn đề giới tính, nhằm mục đích chạy theo thị hiếu, chạy theo kinh doanh, thậm chí có sự nhầm lẫn giữa các sách báo, tài liệu khoa học về vấn đề giới tính, với các sách báo mê tín dị đoan hoặc mang tính kích dục, khiêu dâm, đồi trụy v.v… Những sách này thiếu tính giáo dục, tính khoa học, nhiều khi chỉ kích thích tính tị mị, gây tác hại cho thanh thiếu niên. Các văn hóa phẩm đồi trụy hoặc các văn hóa phẩm theo quan điểm nƣớc ngoài nhiều khi gây tác dụng tiêu cực trong giáo dục thanh thiếu niên, không phù hợp với phong tục truyền thống Việt Nam. Ngƣợc lại, những tƣ tƣởng, quan điểm phong kiến khắt khe, lạc hậu vẫn song song tồn tại trong đời sống xã hội, trong nghiên cứu và đánh giá các vấn đề của đời sống giới tính.

Nhận thức của nhiều tầng lớp xã hội nhƣ: phụ nữ, thanh thiếu niên, ngƣời lớn, thậm chí, có cả một bộ phận khơng nhỏ của nhà giáo, giới trí thức về nhiều vấn đề của đời sống giới tính cịn thấp, hoặc phiến diện, hoặc sai lầm. Những phƣơng tiện thiết bị nghiên cứu về vấn đề giới tính cịn rất hạn chế. Do điều kiện xã hội phong kiến, những phƣơng pháp nghiên cứu chƣa thật sự đa dạng và toàn diện, kể cả phƣơng pháp điều tra xã hội học cũng khó có thể phát huy hết tác dụng, khơng thể hỏi nhiều vấn đề tế nhị.

Việc nghiên cứu về giới tính đang đƣợc quan tâm nhƣng kết quả chƣa thật sự cao, thậm chí cịn có lệch lạc trong một số cơng trình nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học nội dung sinh học cơ thể động vật sinh học 11 trung học phổ thông (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)