Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện điện biên, tỉnh điện biên trong giai đoạn hiện nay (Trang 34)

Kiểm tra là công việc rất cần thiết trong quản lý, giúp nhà quản lý biết được tiến độ thực hiện kế hoạch, đối tượng được phân công thực hiện kế hoạch, từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời và có hướng bồi dưỡng sử dụng cán bộ tốt hơn.

Kiểm tra thường đi liền với đánh giá, đó là những phán đốn nhận định về kết quả của công việc dựa trên mục tiêu đề ra. Kiểm tra đánh giá là một chức năng của quản lý, nếu thiếu chức năng này người quản lý sẽ rơi vào tình trạng chủ quan duy ý chí hay bng lỏng quản lý.

Kiểm tra đánh giá giáo dục đạo đức đề cập tới phương pháp và cơ chế được sử dụng để đảm bảo rằng các hoạt động phải được tuân thủ, phù hợp nhất quán với những kế hoạch, mục tiêu giáo dục đạo đức đã được xây dựng. Kiểm tra giúp chúng ta có thơng tin phản hồi, xác định được những lệch lạc nếu có để tiến hành những hành động điều chỉnh cần thiết.

Kiểm tra định kỳ, thường xuyên, đột xuất, trực tiếp, hoặc gián tiếp để giúp các cá nhân, bộ phận rõ hơn về những hoạt động của mình, khẳng định được mình, từ đó hoạt động tích cực hơn, tự giác hơn, biết tự điều chỉnh hoạt động của mình cho phù hợp với yêu cầu chung của công tác giáo dục đạo đức của nhà trường.

Kiểm tra, đánh giá giáo dục đạo đức học sinh cần tiến hành theo các bước sau: - Xác định tiêu chuẩn (chuẩn mực) và phương pháp đo lường thành tựu để đảm bảo so sánh chính xác và cơng bằng giữa thành tựu đạt được với chuẩn mực đặt ra.

- Đo lường thành tựu được tiến hành lập đi lập lại với tần suất nhất định tùy theo từng hoạt động và cấp độ quản lý giáo dục đạo đức trong nhà trường.

- Xác định mức độ đáp ứng của thành tựu so với tiêu chuẩn.

- Tiến hành những hoạt động uốn nắn, sửa chữa, nếu phát hiện thấy sai lệch của thành tựu so với tiêu chuẩn hoặc thay đổi những tiêu chuẩn nếu.

1.6. Các yếu tố quản lý có ảnh hƣởng đến hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thơng

1.6.1. Tính kế hoạch hố trong cơng tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức

Kế hoạch hố cơng tác GDĐĐ cho HS là nội dung quản lý được thực hiện đầu tiên trong quy trình QL GDĐĐ và giữ vị trí quan trọng trong suốt q trình GDĐĐ.

Kế hoạch hố trong cơng tác quản lý HĐ GDĐĐ bao gồm các yếu tố cơ bản sau: Xác định thực trạng đạo đức, đưa ra diễn biến về đạo đức HS, xác định mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể cần đạt tới, xác định nội dung GDĐĐ, xác định phương pháp, biện pháp GDĐĐ, vạch ra lộ trình, bước đi thích hợp, xác định các lực lượng tham

gia, phân công, phân nhiệm vụ cụ thể, xác định các điều kiện phục vụ công tác GDĐĐ.

Kế hoạch là để quản lý GDĐĐ cho HS một cách có hiệu quả, tránh được sự tuỳ tiện, kinh nghiệm chủ nghĩa, đồng thời, giúp nhà quản lý chủ động và hành động đúng hướng, đúng lộ trình đã vạch ra. Mục đích cuối cùng của kế hoạch hoá là đạt được mục tiêu quản lý đã đề ra, đưa công tác quản lý GDĐĐ cho HS đạt hiệu quả, chất lượng ngày càng cao.

1.6.2. Năng lực của Ban giám hiệu trong việc quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS

Điều 16 Luật Giáo dục 2005 xác định rõ “Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý điều hành các hoạt động giáo dục” [33]. Cụ thể là:

- Người chỉ đường và hoạch định sự phát triển nhà trường: Vạch ra tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu và các giá trị nhà trường trong xây dựng chiến lược phát triển nhà trường THPT.

- Người đề xướng sự thay đổi: Chỉ ra những lĩnh vực cần thay đổi để phát triển nhà trường theo đường lối chính sách phát triển GD&ĐT của Đảng và Nhà nước theo xu thế phát triển giáo dục của thời đại.

- Người thu hút, dẫn dắt các nguồn nhân lực: Tập hợp, thu hút, huy động và phát triển các nguồn lực (nhân lực, tài lực và vật lực) thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường, phát triển đội ngũ,... nhằm giáo dục HS phát triển toàn diện.

- Người thúc đẩy phát triển: Đánh giá, uốn nắn, khuyến khích, phát huy thành tích, tạo các giá trị mới cho nhà trường.

- Người đại diện cho chính quyền về mặt thực thi pháp luật chính sách, điều lệ, quy chế giáo dục và thực hiện các quy định về mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp, đánh giá chất lượng GD.

- Hạt nhân thiết lập bộ máy tổ chức, phát triển, điều hành đội ngũ nhân lực, hỗ trợ sư phạm và hỗ trợ quản lý cho đội ngũ GV để mọi hoạt động của NT thực hiện đúng tính chất, nguyên lý, mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp giáo dục.

- Chủ sự trong việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vật chất nhằm đáp ứng hoạt động giáo dục HS.

- Tác nhân xây dựng mối quan hệ giữa giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và xã hội nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của nhà trường THPT trong một môi trường lành mạnh.

- Nhân tố tổ chức và vận hành hệ thống thông tin giáo dục. Hệ thống thông tin quản lý giáo dục nói chung và hệ thống thông tin quản lý nhà trường THPT nói riêng để ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong các hoạt giáo dục HS.

Từ các nhận định trên, cho thấy CBQL trong trường THPT, ngồi vai trị là một nhà giáo, cịn có vai trị kép là nhà lãnh đạo và nhà quản lý. Lãnh đạo để nhà

trường ln có sự thay đổi và phát triển bền vững, quản lý để các hoạt động nhà trường luôn ổn định nhằm đạt tới mục tiêu.

CBQL trong nhà trường bao gồm HT và các Phó Hiệu trưởng (gọi chung là Ban giám hiệu). BGH trường THPT có vai trị quan trọng trong hoạt động GDĐĐ của học sinh, là người trực tiếp quản lý mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động GDĐĐ cho học sinh từ khâu lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện đến khâu kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động GDĐĐ học sinh. BGH chủ động tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để GDĐĐ cho HS. Do vậy, năng lực của các thành viên trong BGH là yếu tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với hiệu quả quá trình quản lý hoạt động GDĐĐ trong NT. Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng phải là người có phẩm chất đạo đức, có uy tín, có chun mơn vững vàng, năng động, sáng tạo trong giao tiếp và công tác quản lý. Họ cần xây dựng phong cách lãnh đạo dân chủ, quyết đốn trong đó Hiệu trưởng phải là linh hồn, là trung tâm của sự đồn kết nhất trí của tập thể sư phạm, thu hút và phát huy tài năng, trí tuệ của cán bộ giáo viên tham gia vào hoạt động.

Đối với các trường THPT ở miền núi, vùng dân tộc, trong quá trình QL hoạt động GDĐĐ cho HS, BGH nhà trường cần mềm dẻo, linh hoạt khi tổ chức hoạt động GDĐĐ sao cho hoạt động đó vừa mang các đặc điểm chung vừa mang đặc trưng vùng miền và đặc điểm mang tính đặc thù của từng dân tộc cụ thể.

1.6.3. Chất lượng đội ngũ giáo viên (đặc biệt là năng lực sư phạm tham gia công tác giáo dục đạo đức) tác giáo dục đạo đức)

Đội ngũ CBGV là một trong những chủ thể ảnh hưởng lớn đến đạo đức học sinh. Chất lượng đội ngũ CBGV quyết định chất lượng đạo đức HS. Đối với công

tác GDĐĐ, chất lượng đội ngũ cán bộ thể hiện ở phẩm chất, đạo đức, năng lực công tác và hiệu quả công tác của mỗi CBGV. Để hoàn thành nhiệm vụ giáo dục học sinh, mỗi CBGV phải là những tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức, về lối sống, về kiến thức và năng lực công tác, đồng thời phải tận tụy, tâm huyết với nghề nghiệp, nắm vững mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, có uy tín đối với HS, được HS mến phục. Thường xuyên kiểm tra đánh giá chất lượng đội ngũ là một trong những biện pháp để nâng cao hiệu quả quản lý cơng tác giáo dục nói chung và cơng tác GDĐĐ nói riêng.

1.6.4. Sự tích cực, hưởng ứng của người học

Để biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục cần phải chú trọng phát triển đặc điểm tự ý thức, tự giáo dục của lứa tuổi học sinh THPT. Mặc dù đặc điểm tự ý thức được phát triển mạnh mẽ ở học sinh THPT, tạo cho học sinh khả năng độc lập sáng tạo nhiều hơn nhưng HS cũng dễ mắc sai lầm trong nhận thức và hành vi, dễ có những suy nghĩ, hành động bồng bột. Vì vậy, cần phải thực hiện các biện pháp quản lý công tác GDĐĐ chặt chẽ và khoa học hơn. Các nhà quản lý và các nhà giáo dục phải xây dựng được chương trình GDĐĐ phù hợp với trình độ nhận thức, tâm lý lứa tuổi, có sự chỉ đạo thống nhất đồng bộ, vận dụng linh hoạt các phương pháp giáo dục, phát huy khả năng tự ý thức, tự giáo dục của HS một cách đúng đắn nhằm đạt mục tiêu GDĐĐ ở trong nhà trường.

1.6.5. Vai trò của từng lực lượng trong quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. sinh.

* Vai trò của nhà trường.

Hiện nay Đảng, Nhà nước yêu cầu đổi mới trong sự nghiệp giáo dục để phục vụ cho công cuộc CNH-HĐH đất nước. Chúng ta đang sống trong thời đại có sự tiến bộ mạnh mẽ về khoa học công nghệ, sự bùng nổ của thơng tin tồn cầu. Việc này đặt ra cho từng con người phải phấn đấu nỗ lực vươn lên trong cuộc sống để không lạc hậu với thời cuộc. Từng bước theo kịp tốc độ phát triển của thời đại. Nhà trường ngoài nhiệm vụ cung cấp kiến thức phổ thơng cho học sinh thì việc GDĐĐ cho học sinh là mặt thứ hai của một vấn đề đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa có tài có đức để phục vụ xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Gia đình là tế bào của xã hội. Đạo đức gia đình ln gắn liền với đạo đức xã hội, gia đình có ảnh hưởng sâu sắc, trực tiếp đến việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Nếp sinh hoạt của gia đình, những giá trị đạo đức của xã hội được ông, bà, cha, mẹ, anh chị em chọn lựa là những tác động trực tiếp, thường xuyên, lâu dài và mạnh mẽ đến học sinh, được học sinh tiếp nhận, thực hiện đầy đủ nhất. Gia đình sống hạnh phúc, cha mẹ yêu thương nhau chăm lo dạy dỗ con cái, các cháu chăm ngoan học giỏi. Lẽ tất nhiên những gia đình khơng hịa thuận, mạnh ai nấy sống, chỉ lo làm giàu, không quan tâm đến con cái, hay chỉ biết sau giờ đến trường ném ra một số tiền cho con học thêm nhưng khơng quan tâm gì đến kết quả của con em, khơng biết tâm lý con em mình cần gì, muốn gì, gia đình ai cũng sống ích kỷ, hệ quả đương nhiên làm sao con cái học siêng năng, ngoan ngỗn, kết quả tốt được. Vì vậy, cần có sự quan tâm đúng mức, giáo dục tồn diện của cha mẹ đến con em mình, hình thành nề nếp đạo đức lối sống của con em mình, khơng ỷ lại vào nhà trường và xã hội.

* Vai trị của xã hội.

Q trình hình thành và phát triển nhân cách cá nhân bị chi phối và ảnh hưởng bởi các điều kiện khách quan và các yếu tố chủ quan như bẩm sinh – di truyền, môi trường, giáo dục, tự giáo dục và hoạt động của cá nhân. Trong đó, các yếu tố sinh học là tiền đề, môi trường là điều kiện, giáo dục giữ vai trò chủ đạo và hoạt động của cá nhân là yếu tố quyết định trực tiến đối với sự phát triển nhân cách.

Môi trường xã hội bao gồm: môi trường vĩ mô và môi trường vi mô. Môi trường vĩ mô được coi là nguyên nhân chung của tính quyết định xã hội, cịn mơi trường vi mơ là những hồn cảnh trực tiếp, mang tính đặc thù của tính quyết định xã hội. Đó có thể là hệ thống giáo dục địa phương, là nhà trường, gia đình … Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, mơi trường xã hội (trong đó có gia đình, nhà trường, bạn bè …) có tầm quan trọng đặc biệt vì nếu khơng có xã hội lồi người thì những tư chất của con người khơng thể phát triển được.

Như vậy, có thể nói, sự hình thành và phát triển nhân cách là một quá trình lâu dài và phức tạp. Trong q trình đó, giữa các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài, giữa cái sinh học và cái xã hội thường xuyên tác động lẫn nhau và vai trị của mỗi yếu tố đó thay đổi trong từng giai đoạn phát triển của mỗi người. Trong q trình sống, con người có được những kinh nghiệm sống, niềm tin, thói quen … và ngược lại khi tiếp nhận bất cứ

việc gì, nhân cách cũng dựa trên chuẩn mực xã hội để điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp. Khơng chỉ thế, họ cịn dựa vào những cái bên trong, những kinh nghiệm của mình để đánh giá, tiếp nhận hay gạt bỏ cái bên ngồi. Như thế, q trình này ln gắn với năng lực tự đánh giá, tự ý thức của mỗi người và do vậy, gắn với quá trình tự giáo dục, q trình thường xun tự hồn thiện mình của nhân cách. Nhân cách khơng phải là một cái gì đó hồn tất, mà là q trình ln địi hỏi sự trau dồi thường xun.

Từ những vấn đề nêu trên, chúng ta thấy, mơi trường có ảnh hưởng khơng nhỏ tới sự hình thành và phát triển nhân cách. Vì vậy, việc tạo ra một mơi trường đảm bảo cho nhân cách có sự phát triển hài hịa trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay là điều cần thiết. Ngược lại, những nhân cách có đủ đức và tài sẽ là điều kiện để chúng ta đạt được mục tiêu “dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Tiểu kết chƣơng 1

Thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và rất cần thiết”, toàn Đảng, tồn dân ln coi trọng công tác giáo dục thế hệ trẻ là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng.

Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, bộ mặt kinh tế - xã hội của nước ta đã có nhiều thay đổi, đời sống nhân dân không ngừng tăng lên, một bộ phận lớn dân cư trở lên giàu có. Điều đó kéo theo sự thay đổi trong nhân cách con người, bên cạnh mặt tích cực, đã xuất hiện các mặt tiêu cực làm ảnh hưởng xấu đến đạo đức của thế hệ trẻ, trong đó có học sinh THPT. Vì vậy, việc nghiên cứu công tác GDĐĐ cho học sinh đồng thời cũng được xem xét trong những điều kiện mới để đem lại hiệu quả cao, chất lượng.

Chăm lo giáo dục thế hệ trẻ đáp ứng những yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước là nhiệm vụ của toàn xã hội. Việc làm cho mọi người dân Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ tự hào với truyền thống tốt đẹp của dân tộc, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa và các truyền thống tốt đẹp đó là điều có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong nội dung GDĐĐ hiện nay, trong đó nhà trường giữ vai trò đặc biệt quan trọng.

Quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS trong nhà trường THPT là tổng hợp các cách thức tác động của Ban giám hiệu đến các lực lượng giáo dục để đạt được mục tiêu của hoạt động GDĐĐ. Quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS trong nhà trường THPT là quản lý từ mục tiêu đến kế hoạch thực hiện, từ nội dung, hình thức và phương pháp GDĐĐ đến việc phối hợp thực hiện của các lực lượng giáo dục và kiểm tra đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện điện biên, tỉnh điện biên trong giai đoạn hiện nay (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)