3.4.1. Mục đích, nội dung, cách thức khảo nghiệm
3.4.1.1. Mục đích khảo nghiệm
Nhằm đánh giá tính cần thiết và tính khả thi các biện pháp QL hoạt động GDĐĐ cho HS ở các Trường THPT huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đã đề xuất.
3.4.1.2. Nội dung khảo nghiệm
Khảo nghiệm mức độ cần thiết, mức độ khả thi của các biện pháp QL hoạt động GDĐĐ cho HS ở các Trường THPT huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
3.4.1.3. Cách thức khảo nghiệm
* Đối tượng khảo nghiệm:
+ CBQL và GV ở 3 Trường THPT huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên: 120 người (CBQL: 9 người; Bí thư Đồn trường: 03 người; giáo viên, nhân viên 108 người).
+ Cha mẹ học sinh ở các Trường THPT huyện Điện Biên: 115 người.
* Cách thức khảo nghiệm: Sử dụng phiếu thăm dò ý kiến và kết hợp trao đổi
trực tiếp với các đối tượng khảo nghiệm về 07 biện pháp QL hoạt động GDĐĐ cho HS mà tác giả đã đề xuất.
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm
Sau khi sử dụng phiếu thăm dò ý kiến và kết hợp trò chuyện với các đối tượng khảo nghiệm, tác giả thu được kết quả như sau:
Bảng 3.1: Tính cần thiết của các biện pháp QL GDĐĐ cho HS ở các Trƣờng THPT huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
TT Biện pháp Rất cần thiết Cần thiết
Không cần thiết
SL % SL % SL %
1
Biện pháp 1. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, giáo viên về hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.
124 52,8 106 45,1 5 2,1
2
Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh, đặc biệt là học sinh cá biệt
118 50,2 110 46,8 7 3,0
3
Biện pháp 3: Tổ chức có hiệu quả việc triển khai thực hiện kế hoạch quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh
92 39,1 134 57,0 9 3,8
4
Biện pháp 4: Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường.
106 45,1 119 50,6 10 4,3
5
Biện pháp 5: Đẩy mạnh phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả chuyên đề "Giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh cho học sinh ở các trường THPT huyện Điện Biên".
89 37,9 141 60,0 5 2,1
6 Biện pháp 6: Đổi mới công tác
hoạt động giáo dục đạo đức. Xây dựng chế độ khen thưởng, trách phạt hợp lý.
7
Biện pháp 7: Tổ chức phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh.
127 54,0 108 46,0 0 0
Biểu đồ 3.2: Tính cần thiết của các biện pháp đã đề xuất
Từ số liệu khảo sát trên, tác giả có thể rút ra một số kết luận sau:
- Số người đánh giá mức độ "rất cần thiết" của 7 biện pháp có tỉ lệ trung bình là 44.1 %, mức độ "cần thiết" có tỉ lệ trung bình là 52.9 %. Tổng cộng cả hai mức độ đó tỉ lệ là 97 %. Như vậy là ý kiến đồng thuận về tính cần thiết, phù hợp của các đối tượng về 7 biện pháp là sát với thực tiễn, có cơ sở khoa học để thực hiện mục đích của đề tài.
- Các biện pháp 1, 2, 4, 7 có sự đồng thuận cao, điều này chứng tỏ CBQL, giáo viên và CMHS đều cho rằng QL hoạt động GDĐĐ cho HS là cơng việc quan trọng, thiết thực và địi hỏi phải xây dựng một kế hoạch giáo dục đạo đức phù hợp với HS và điều kiện thực tiễn, phải QL chặt chẽ quá trình dạy học các môn học và mong
0 10 20 30 40 50 60 70 BP 1 BP 2 BP 3 BP 4 BP 5 BP 6 BP 7 Rất cần thiết Cần thiết không cần thiết
muốn nhà trường làm tốt hơn nữa công tác phối kết hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội để làm tốt hơn nữa công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Biện pháp 3,5,6 cũng nhận được sự đồng thuận cao đó là phải tổ chức có hiệu quả việc triển khai thực hiện kế hoạch quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh; đẩy mạnh phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả chuyên đề "Giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh cho học sinh ở các trường THPT huyện Điện Biên" và đổi mới công tác quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức. Xây dựng chế độ khen thưởng, trách phạt hợp lý.
- Sự đồng thuận về tính cần thiết của 7 biện pháp có tỷ lệ khác nhau còn xuất phát từ các đối tượng điều tra có vị trí cơng tác khác nhau, trình độ cũng khơng đồng đều, cho nên khi phân tích lý giải cũng theo ý kiến chủ quan của mình. Sự khác biệt, chênh lệch đó là điều tất nhiên nhưng không ảnh hưởng lớn đến kết quả chung của 7 biện pháp và của từng biện pháp.
Về khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp, kết quả thu được như sau:
Bảng 3.2: Tính khả thi của 7 biện pháp
TT Biện pháp Rất khả thi Khả thi
Không khả thi SL % SL % SL % 1 Biện pháp 1 117 49,8 111 47,2 7 3,0 2 Biện pháp 2 127 54,0 99 42,1 9 3,8 3 Biện pháp 3 115 48,9 108 46,0 12 5,1 4 Biện pháp 4 107 45,6 119 50,6 9 3,8 5 Biện pháp 5 80 34,0 144 61,3 11 4,7 6 Biện pháp 6 85 36,1 136 57,9 14 6,0 7 Biện pháp 7 121 51,5 112 47,7 2 0,9
Biểu đồ 3.2: Tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất
Từ số liệu khảo sát trên chúng ta có thể rút ra một số kết luận sau:
- Số ý kiến đánh giá ở mức độ rất khả thi và khả thi của 7 biện pháp đạt tỷ lệ là 96,1 %, như vậy các ý kiến đánh giá đều cho rằng các biện pháp đều có thể thực hiện được trong thực tế.
- Trong 7 biện pháp thì có biện pháp 1, 2, 4, 7 tương đối trùng khớp về tỷ lệ đánh giá tính cần thiết. Như vậy, chứng tỏ CBQL, giáo viên và CMHS đều cho rằng QL hoạt động GDĐĐ cho HS là cơng việc quan trọng, thiết thực và địi hỏi phải xây dựng một kế hoạch giáo dục đạo đức phù hợp với HS và điều kiện thực tiễn, phải QL chặt chẽ q trình dạy học các mơn học và mong muốn nhà trường làm tốt hơn nữa công tác kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động GDĐĐ, cũng như tổ chức phối hợp tốt giữa nhà trường và các lực lượng giáo dục khác ngoài xã hội.
Biện pháp 6 có 6 % số người được hỏi trả lời là không khả thi, điều này cho thấy, một bộ phận phụ huynh và học sinh chưa thực sự tin vào việc đổi mới công tác quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức, xây dựng chế độ khen thưởng, trách phạt hợp lý.
- Tóm lại, mặc dù ý kiến của các đối tượng về 7 biện pháp có tỷ lệ về mức độ cần thiết, phù hợp và khả thi khác nhau, khơng hồn tồn tương thích theo tỷ lệ
0 10 20 30 40 50 60 70 BP 1 BP 2 BP 3 BP 4 BP 5 BP 6 BP 7 Rất khả thi Khả thi không khả thi
thuận; Nhưng cả 7 biện pháp đều có sự nhất trí cao về cả hai mục đích của biện pháp là cần thiết và khả thi, chứng tỏ các biện pháp được đề xuất là phù hợp, chặt chẽ, có cơ sở khoa học và có ý nghĩa thực tiễn
Tiểu kết chƣơng 3
Quản lý hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động GDĐĐ cho học sinh là trách nhiệm của những người làm công tác giáo dục trong nhà trường kết hợp với giáo dục trong xã hội. Kết quả giáo dục tốt chứng tỏ người quản lý đó thành cơng trong công tác quản lý chỉ đạo của mình và ngược lại. Để nâng cao chất lượng GDĐĐ cho học sinh các trường THPT huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên có nhiều biện pháp khác nhau. Theo tác giả thực hiện đồng bộ và có hiệu quả 7 biện pháp trên sẽ tạo ra sự chuyển biến tích cực, hiệu quả trong cơng tác quản lý GDĐĐ cho học sinh của các trường THPT. Bảy biện pháp trên có mối quan hệ qua lại với nhau, tác động hỗ trợ cho nhau cùng tồn tại và phát triển. Để có cơ sở khách quan nhằm áp dụng các biện pháp trên vào thực tiễn, tác giả đã trưng cầu ý kiến của 235 đối tượng bao gồm: cán bộ, Ban giám hiệu, học sinh và phụ huynh của các trường THPT của huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Kết quả khảo sát cho thấy các biện pháp đó đưa ra có tính cần thiết và tính khả thi, có thể thực hiện để góp phần nâng cao chất lượng GDĐĐ cho học sinh các trường THPT huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên trong giai đoạn hiện nay.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
1.1. Về lý luận: Đề tài đã làm rõ một số khái niệm công cụ; trình bày được
tầm quan trọng của việc GDĐĐ và quản lý GDĐĐ cho học sinh các trường THPT; lý luận về GDĐĐ và quản lý hoạt động GDĐĐ, các yếu tố ảnh hưởng đến việc GDĐĐ và quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh THPT.
1.2. Về thực tiễn: Đề tài đã tiến hành nghiên cứu, điều tra, đánh giá được thực
trạng công tác quản lý GDĐĐ cho học sinh các trường THPT ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, xác định được các nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả GDĐĐ và công tác quản lý GDĐĐ cho học sinh các trường THPT huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
1.3. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn đó, tác giả đã mạnh dạn đề xuất 7 Biện pháp
quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh ở các trường THPT huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên như sau:
Biện pháp 1. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, giáo viên về hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.
Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh, đặc biệt là học sinh cá biệt
Biện pháp 3: Tổ chức có hiệu quả việc triển khai thực hiện kế hoạch quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh
Biện pháp 4: Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường.
Biện pháp 5: Đẩy mạnh phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả chuyên đề "Giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh cho học sinh ở các trường THPT huyện Điện Biên".
Biện pháp 6: Đổi mới công tác quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức. Xây dựng chế độ khen thưởng, trách phạt hợp lý.
Biện pháp 7: Tổ chức phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh.
Đề tài đã làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa các biện pháp, khảo nghiệm được sự cần thiết trong tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh ở các trường THPT huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Cần ban hành chương trình khung về học tập các mơn văn hóa cho phù hợp với quá trình giảng dạy học sinh, đặc biệt sau khi có các sửa đổi về kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia.
- Cần có quy định về tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại đạo đức cho học sinh theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa.
- Cần tổ chức mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý cấp cơ sở, đặc biệt là nghiệp vụ về quản lý ký túc xá để họ phát huy hết khả năng trong việc hoàn thành nhiệm vụ.
- Cần biên soạn, xuất bản nhiều sách, tài liệu tham khảo cho cán bộ quản lý, GVCN, phụ huynh về nội dung, biện pháp GD đạo đức cho học sinh phù hợp với giai đoạn hiện nay.
2.2. Với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên.
- Nghiên cứu tổ chức nhiều hội thảo khoa học về công tác GD đạo đức cho HS, triển khai tập huấn cho đội ngũ GV tích cực đổi mới hình thức, phương pháp GD đạo đức.
- Thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra công tác GD đạo đức học sinh ở các trường phổ thông. Xây dựng điểm mơ hình về công tác GDĐĐ cho học sinh ở một số trường tiêu biểu, từ đó rút kinh nghiệm, phổ biến và nhân rộng ở các trường THPT khác.
2.3. Với các trường THPT trên địa bàn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
- Kiện toàn bộ máy ban chỉ đạo GDĐĐ; xây dựng kế hoạch, quy chế phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường để GDĐĐ cho học sinh.
- Huy động mọi nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động GDĐĐ; thường xuyên kiểm tra, đánh giá theo định kỳ về công tác GDĐĐ học sinh, từ đó rút kinh nghiệm nâng cao hiệu quả cơng tác này.
- Các tổ chức chính trị - xã hội cần phát huy hết vai trị, trách nhiệm của mình trong việc xây dựng mơi trường giáo dục trong sạch, lành mạnh; góp phần cùng các nhà trường thực hiện tốt phong trào thi đua: "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".
- Tích cực phối hợp với các trường, thực hiện tốt XHH giáo dục, hỗ trợ các trường về kinh phí, phương tiện vật chất, tạo điều kiện tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp để tăng cường công tác GDĐĐ cho học sinh.
2.5. Đối với phụ huynh học sinh.
- Ban đại diện CMHS hoạt động theo đúng Điều lệ, chủ động tích cực liên hệ với nhà trường trong các hoạt động GD; đặc biệt xây dựng kế hoạch GD đạo đức cho con em.
- CMHS thường xuyên liên hệ với nhà trường mà trực tiếp là GVCN để nắm bắt được tình hình học tập, rèn luyện của con em, để có biện pháp phối hợp với nhà trường giáo dục học sinh.
- Tham dự đầy đủ các cuộc họp CMHS do nhà trường tổ chức.
- Nên trao đổi hoặc nhờ người khác tư vấn để có các biện pháp giáo dục con cái thích hợp với tâm lý lứa tuổi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Quốc Bảo, Đặng Bá Lâm, Nguyễn Lộc, Phạm Quang Sáng, Bùi Đức
Thiệp (2010), Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
2. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục. Trường CBQL
giáo dục và đào tạo, Hà Nội.
3. Đặng Quốc Bảo, Bùi Việt Phú (2013), Một số góc nhìn về phát triển và quản lý
giáo dục. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
4. Bảo tàng Hồ Chí Minh (1986), Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề đạo đức cách mạng. Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội.
5. Mai Văn Bính (2010), Giáo dục cơng dân lớp 10. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường
phổ thơng có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGD ĐT
ngày 28/3/2011của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT).
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục
đạo đức, lối sống, phòng chống tội phạm, bạo lực trong học sinh phổ thông, Kỷ yếu
hội thảo khoa học, Hà Nội.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trường
THCS và THPT (Ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGD ĐT ngày
12/12/2011 của Bộ GD&ĐT).
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Thông báo kết quả Hội thảo tồn quốc về cơng
tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên ngày 11/4/2014.
10. Bộ Chính trị (2009), Thông báo Kết luận số 242 ngày 15/4/2009 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020.