Vai trò của từng lực lượng trong quản lý hoạt động giáo dục đạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện điện biên, tỉnh điện biên trong giai đoạn hiện nay (Trang 38 - 42)

1.6. Các yếu tố quản lý có ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục đạo

1.6.5. Vai trò của từng lực lượng trong quản lý hoạt động giáo dục đạo

về kiến thức và năng lực công tác, đồng thời phải tận tụy, tâm huyết với nghề nghiệp, nắm vững mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, có uy tín đối với HS, được HS mến phục. Thường xuyên kiểm tra đánh giá chất lượng đội ngũ là một trong những biện pháp để nâng cao hiệu quả quản lý cơng tác giáo dục nói chung và cơng tác GDĐĐ nói riêng.

1.6.4. Sự tích cực, hưởng ứng của người học

Để biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục cần phải chú trọng phát triển đặc điểm tự ý thức, tự giáo dục của lứa tuổi học sinh THPT. Mặc dù đặc điểm tự ý thức được phát triển mạnh mẽ ở học sinh THPT, tạo cho học sinh khả năng độc lập sáng tạo nhiều hơn nhưng HS cũng dễ mắc sai lầm trong nhận thức và hành vi, dễ có những suy nghĩ, hành động bồng bột. Vì vậy, cần phải thực hiện các biện pháp quản lý công tác GDĐĐ chặt chẽ và khoa học hơn. Các nhà quản lý và các nhà giáo dục phải xây dựng được chương trình GDĐĐ phù hợp với trình độ nhận thức, tâm lý lứa tuổi, có sự chỉ đạo thống nhất đồng bộ, vận dụng linh hoạt các phương pháp giáo dục, phát huy khả năng tự ý thức, tự giáo dục của HS một cách đúng đắn nhằm đạt mục tiêu GDĐĐ ở trong nhà trường.

1.6.5. Vai trò của từng lực lượng trong quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. sinh.

* Vai trò của nhà trường.

Hiện nay Đảng, Nhà nước yêu cầu đổi mới trong sự nghiệp giáo dục để phục vụ cho công cuộc CNH-HĐH đất nước. Chúng ta đang sống trong thời đại có sự tiến bộ mạnh mẽ về khoa học cơng nghệ, sự bùng nổ của thơng tin tồn cầu. Việc này đặt ra cho từng con người phải phấn đấu nỗ lực vươn lên trong cuộc sống để không lạc hậu với thời cuộc. Từng bước theo kịp tốc độ phát triển của thời đại. Nhà trường ngoài nhiệm vụ cung cấp kiến thức phổ thơng cho học sinh thì việc GDĐĐ cho học sinh là mặt thứ hai của một vấn đề đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa có tài có đức để phục vụ xây dựng thành cơng chủ nghĩa xã hội.

Gia đình là tế bào của xã hội. Đạo đức gia đình ln gắn liền với đạo đức xã hội, gia đình có ảnh hưởng sâu sắc, trực tiếp đến việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Nếp sinh hoạt của gia đình, những giá trị đạo đức của xã hội được ông, bà, cha, mẹ, anh chị em chọn lựa là những tác động trực tiếp, thường xuyên, lâu dài và mạnh mẽ đến học sinh, được học sinh tiếp nhận, thực hiện đầy đủ nhất. Gia đình sống hạnh phúc, cha mẹ yêu thương nhau chăm lo dạy dỗ con cái, các cháu chăm ngoan học giỏi. Lẽ tất nhiên những gia đình khơng hịa thuận, mạnh ai nấy sống, chỉ lo làm giàu, không quan tâm đến con cái, hay chỉ biết sau giờ đến trường ném ra một số tiền cho con học thêm nhưng không quan tâm gì đến kết quả của con em, khơng biết tâm lý con em mình cần gì, muốn gì, gia đình ai cũng sống ích kỷ, hệ quả đương nhiên làm sao con cái học siêng năng, ngoan ngoãn, kết quả tốt được. Vì vậy, cần có sự quan tâm đúng mức, giáo dục toàn diện của cha mẹ đến con em mình, hình thành nề nếp đạo đức lối sống của con em mình, khơng ỷ lại vào nhà trường và xã hội.

* Vai trò của xã hội.

Quá trình hình thành và phát triển nhân cách cá nhân bị chi phối và ảnh hưởng bởi các điều kiện khách quan và các yếu tố chủ quan như bẩm sinh – di truyền, môi trường, giáo dục, tự giáo dục và hoạt động của cá nhân. Trong đó, các yếu tố sinh học là tiền đề, môi trường là điều kiện, giáo dục giữ vai trò chủ đạo và hoạt động của cá nhân là yếu tố quyết định trực tiến đối với sự phát triển nhân cách.

Môi trường xã hội bao gồm: môi trường vĩ mô và môi trường vi mô. Môi trường vĩ mô được coi là nguyên nhân chung của tính quyết định xã hội, cịn mơi trường vi mơ là những hồn cảnh trực tiếp, mang tính đặc thù của tính quyết định xã hội. Đó có thể là hệ thống giáo dục địa phương, là nhà trường, gia đình … Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, mơi trường xã hội (trong đó có gia đình, nhà trường, bạn bè …) có tầm quan trọng đặc biệt vì nếu khơng có xã hội lồi người thì những tư chất của con người không thể phát triển được.

Như vậy, có thể nói, sự hình thành và phát triển nhân cách là một quá trình lâu dài và phức tạp. Trong q trình đó, giữa các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài, giữa cái sinh học và cái xã hội thường xuyên tác động lẫn nhau và vai trị của mỗi yếu tố đó thay đổi trong từng giai đoạn phát triển của mỗi người. Trong q trình sống, con người có được những kinh nghiệm sống, niềm tin, thói quen … và ngược lại khi tiếp nhận bất cứ

việc gì, nhân cách cũng dựa trên chuẩn mực xã hội để điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp. Khơng chỉ thế, họ cịn dựa vào những cái bên trong, những kinh nghiệm của mình để đánh giá, tiếp nhận hay gạt bỏ cái bên ngồi. Như thế, q trình này ln gắn với năng lực tự đánh giá, tự ý thức của mỗi người và do vậy, gắn với quá trình tự giáo dục, q trình thường xun tự hồn thiện mình của nhân cách. Nhân cách khơng phải là một cái gì đó hồn tất, mà là q trình ln địi hỏi sự trau dồi thường xun.

Từ những vấn đề nêu trên, chúng ta thấy, mơi trường có ảnh hưởng khơng nhỏ tới sự hình thành và phát triển nhân cách. Vì vậy, việc tạo ra một môi trường đảm bảo cho nhân cách có sự phát triển hài hịa trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay là điều cần thiết. Ngược lại, những nhân cách có đủ đức và tài sẽ là điều kiện để chúng ta đạt được mục tiêu “dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Tiểu kết chƣơng 1

Thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và rất cần thiết”, toàn Đảng, tồn dân ln coi trọng công tác giáo dục thế hệ trẻ là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng.

Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, bộ mặt kinh tế - xã hội của nước ta đã có nhiều thay đổi, đời sống nhân dân khơng ngừng tăng lên, một bộ phận lớn dân cư trở lên giàu có. Điều đó kéo theo sự thay đổi trong nhân cách con người, bên cạnh mặt tích cực, đã xuất hiện các mặt tiêu cực làm ảnh hưởng xấu đến đạo đức của thế hệ trẻ, trong đó có học sinh THPT. Vì vậy, việc nghiên cứu cơng tác GDĐĐ cho học sinh đồng thời cũng được xem xét trong những điều kiện mới để đem lại hiệu quả cao, chất lượng.

Chăm lo giáo dục thế hệ trẻ đáp ứng những yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước là nhiệm vụ của toàn xã hội. Việc làm cho mọi người dân Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ tự hào với truyền thống tốt đẹp của dân tộc, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa và các truyền thống tốt đẹp đó là điều có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong nội dung GDĐĐ hiện nay, trong đó nhà trường giữ vai trị đặc biệt quan trọng.

Quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS trong nhà trường THPT là tổng hợp các cách thức tác động của Ban giám hiệu đến các lực lượng giáo dục để đạt được mục tiêu của hoạt động GDĐĐ. Quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS trong nhà trường THPT là quản lý từ mục tiêu đến kế hoạch thực hiện, từ nội dung, hình thức và phương pháp GDĐĐ đến việc phối hợp thực hiện của các lực lượng giáo dục và kiểm tra đánh giá hoạt động GDĐĐ. Trong quá trình quản lý, Ban Giám hiệu cần đặc biệt quan tâm đến việc GDĐĐ cho HS theo tiêu chuẩn đạo đức mới, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi HS THPT theo vùng miền và đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƢỜNG THPT HUYỆN ĐIỆN BIÊN,

TỈNH ĐIỆN BIÊN HIỆN NAY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện điện biên, tỉnh điện biên trong giai đoạn hiện nay (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)