Kênh tiêu thụ thịt lợn tại huyện

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình (Trang 100 - 101)

Tuyên Hóa là một huyện có nền kinh tế đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Trong mỗi thị trường trên địa bàn các xã, thị trấn đều có những điểm bán lẻ thịt lợn phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của người dân. Khó khăn đối với các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện là lợn thịt chủ yếu được bán cho những người giết mổ ở địa phương, chưa có sự tham gia quản lý của chính quyền các cấp nên giá bán cịn bất thường, mặt khác do chăn nuôi lợn lai, lợn địa phương là phổ biến, chưa có nhiều lợn siêu nạc do đó tỷ lệ mỡ vẫn cịn cao. Chính vì vậy, sản phẩm thịt lợn của các hộ nông dân nhiều khi bị

ép giá. Vậy để thúc đẩy thị trường tiêu thụ địa phương phát triển cần có những biện

giải pháp sau:

+ Khuyến cáo bà con nơng dân chăn ni những giống lợn có chất lượng tốt, có tỷ lệ nạc cao, khơng nên kéo dài thời gian chăn nuôi để tránh cho mỡ phát triển, đồng thời khuyến khích bà con chăn ni lợn siêu nạc.

+ Thành lập ban quản lý thị trường trong các xã, thịt trấn với nhiệm vụ:

- Cung cấp thông tin về giá cả hàng ngày ở tại địa bàn các xã, thị trấn và một số thị trường xung quanh bằng hệ thống loa phát thanh trên toàn huyện.

- Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm ở các điểm bán lẻ nhằm khuyến khích tiêu dùng thực phẩm nói chung và thịt lợn nói riêng dược đảm bảo.

- Xây dựng lị mổ, ngành nghề chế biến sản phẩm thịt lợn tại các địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho người chăn ni tiêu thụ sản phẩm được nhanh chóng.

Hộ chăn ni Giết mổ

tại địa phương

Tiêu dùng địa phương

Bán lẻ tại địa phương

- Hiện nay, người giết mổ và những người bán lẻ ở địa phương mới chỉ cung cấp thịt lợn cho người dân từ sáng đến trưa, trong khi nhu cầu sử dụng thịt lợn vào buổi chiều tối cũng rất lớn. Do vậy, cần có những biện pháp và giải pháp quy hoạch tổ chức lại các buổi họp chợ hợp lý đặc biệt, tận dụng các chợ nhỏ rải rác tạo điều kiện thuận cho người dân tiêu dùng và làm tăng lượng cung thịt lợn ra thị trường, đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của người dân và góp phần làm cho việc tiêu thụ lợn thịt ở các hộ chăn nuôi được dễ dàng hơn.

* Đới với thị trường ngồi địa phương:

Thị trường ngoài địa phương khá phong phú và đa dạng, đặc biệt là các thị trường lớn như huyện Minh Hóa, Huyện Quảng Trạch, thị xã Ba Đồn… Đây là những

thị trường tiêu thụ lớn, và có nhiều tiềm năng và khá hấp dẫn đối với những người

chăn nuôi cũng như các nhà sản xuất kinh doanh bởi cả lượng tiêu thụ và giá cả.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình (Trang 100 - 101)