Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn kinh doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Quản trị vốn kinh doanh tại công ty cổ phần nhiệt lạnh pdf (Trang 44 - 48)

Để có thể đưa ra những biện pháp để làm tốt công tác quản trị vốn kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì trước hết doanh nghiệp cần phải tìm ra những nhân tố tác động đến chúng. Các nhân tố này bao gồm các nhân tố khách quan ( mơi trường bên ngồi) và các nhân tố chủ quan ( nhân tố nội tại doanh nghiệp).

1.3.1. Các nhân tố khách quan

- Cơ chế quản lí và các chính sách vĩ mơ của Nhà nước: Nhà nước tạo ra môi trường hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp tồn tại và phát triển đồng thời định hướng hoạt động cho các doanh nghiệp thơng qua các chính sách kinh tế vĩ mơ. Vì vậy, khi có một sự thay đổi trong chính sách kinh tế như các chính sách thuế, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách đầu tư… cũng có thể ảnh hưởng lớn tới các quyết định quản lý, sử dụng VKD của doanh nghiệp.

- Đặc thù ngành kinh doanh: Đặc thù ngành kinh doanh sẽ tác động đến cơ cấu vốn, nguồn vốn của doanh nghiệp cũng như vòng quay của vốn. Do đó, việc so sánh các chỉ tiêu phản ánh tình hình quản trị vốn của doanh nghiệp với chỉ tiêu trung bình ngành là rất cần thiết để đánh giá đúng những ưu và nhược điểm của doanh nghiệp trong việc quản lý và sử dụng vốn.

- Khả năng cạnh tranh trên thị trường: Một doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao thì tạo ra doanh thu và lợi nhuận lớn hơn từ đó tạo ra tỷ suất lợi nhuận trên vốn cao. Do đó ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư và quản lý, phân bổ nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

- Lãi suất trên thị trường: lãi suất trên thị trường tác động đến chi phí huy động vốn do đó ảnh hưởng đến các quyết định huy động vốn và các quyết định đầu tư khác. Trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, nếu chi phí sử dụng vốn giảm thì sẽ làm tăng lợi nhuận từ đó làm tăng tỷ suất lợi nhuận trên

vốn và khuyến khích doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn đi vay từ đó làm tăng nguồn vốn kinh doanh cho doanh nghiệp

- Mức độ lạm phát của nền kinh tế: Lạm phát ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua giá nguyên liệu đầu vào, và giá thành phẩm đầu ra. Nền kinh tế có lạm phát cao sẽ làm cho mức mua của đồng tiền giảm sút doanh nghiệp phải ứng ra một lượng vốn lớn hơn để có những tài sản tương đưng như cũ, khi đó năng lực vốn đã bị giảm. Mặt khác, trong thời kì lạm phát sức mua đồng tiền giảm, thu nhập người dân điều chỉnh chậm gây khó khăn cho doanh nghiệp trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, nếu như doanh nghiệp khơng có biện pháp quản lí tốt có thể dẫn tới tình trạng mất vốn, có thể làm cho doanh nghiệp trên bờ vực phá sản. Ngồi ra, lạm phát cịn ảnh hưởng đến cơng tác trích khấu hao. Do khấu hao được tính trên giá trị sổ sách tại lúc đem vào sử dụng nên giá trị khấu hao có thể khơng đủ để tái tạo TSCĐ mới.

- Các điều kiện tự nhiên và thiên tai như bão lụt, hỏa hoạn… làm tài sản của doanh nghiệp bị tổn thất, giảm dần có thể dẫn tới mất vốn của doanh nghiệp. Đặc biệt là các doanh nghiệp có sản phẩm chịu tác động mơi trường như: ngành xây dựng, ngành nông nghiệp.

- Sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật: Khoa học công nghệ sẽ là cơ hội những cũng là thách thức đối với doanh nghiệp, làm tăng hao mịn vơ hình và địi hỏi công tác đầu tư đổi mới tài sản nhất là tài sản cố định có thời gian sử dụng lâu dài.

1.3.2. Các nhân tố chủ quan

Lựa chọn phương án đầu tư và kế hoạch kinh doanh, nếu doanh nghiệp đầu tư sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao, kinh doanh bn bán mặt hàng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng thì tất yếu hiệu quả kinh doanh lớn và ngược lại. Do đó việc tìm hiểu để xác định một phương án đầu tư và một kế

hoạch phù hợp với tình hình và đặc điểm của doanh nghiệp là việc làm cần thiết ban đầu đối với mỗi doanh nghiệp.

- Xác định nhu cầu vốn cần thiết tối thiểu cho quá trình hoạt động SXKD giúp cho doanh nghiệp lập kế hoạch tổ chức và sử dụng vốn một cách có hiệu quả đáp ứng cho hoạt động liên tục của doanh nghiệp, đồng thời hạn chế tới mức thấp nhất hiện tượng thừa vốn hoặc thiếu vốn làm giảm hiệu quả sử dụng VKD.

- Bố trí cơ cấu vốn là nhân tố ảnh hưởng lớn tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, nếu cơ cấu vốn không hợp lý dẫn tới tình trạng mất cân đối gây nên việc rối loạn cho việc SXKD như việc đầu tư nhiều vào TSCĐ hay TSLĐ, nhiều vào vốn CSH hay vốn vay đều có thể làm cho bên này thì thừa vốn cịn bên kia lại thiếu vốn dẫn đến giảm sút hiệu quả trong kinh doanh.

- Trình độ tổ chức quản lý đóng vai trị quan trọng trong việc tổ chức quản lý sử dụng VKD của doanh nghiệp. Nếu trình độ tổ chức quản lý kém, thiếu năng lực nhạy bén, không phát huy được khả năng sinh lời của vốn, kinh doanh thua lỗ kéo dài, vốn bị hao hụt dần. Ngược lại người quản lý có trình độ cao, nhạy bén năng động sẽ biết nắm bắt cơ hội kinh đoanh có lợi để đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD.

- Phương thức huy động vốn: Doanh nghiệp sử dụng vốn dù được hình thành từ nguồn vốn nào cũng đều phải tốn chi phí cho việc sử dụng vốn. Tuỳ điều kiện, đặc điểm tình hình SXKD của từng doanh nghiệp mà sử dụng phương thức huy động vốn cho hợp lý để chi phí sử dụng vốn là thấp nhất, đảm bảo an toàn, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

- Phương thức thanh tốn: Nếu doanh nghiệp khơng có một phương thức thanh tốn phù hợp có thể sẽ dẫn đến tình trạng vốn bị chiếm dụng lớn, nợ tồn đọng kéo dài làm mất khả năng thanh toán, rủi ro cao.

Như ta đã biết mục tiêu của quản trị vốn là tối đa hóa lợi nhuận; Tối đa hóa lợi nhuận hàm ý nhấn mạnh việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để tạo ra nhiều của cải vật chất hơn cho doanh nghiệp.

Trên đây là những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp hay chính là các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị VKD của doanh nghiệp. Các nhà quản lý căn cứ vào những nhân tố đó cần nghiên cứu, xem xét và đưa ra biện pháp hữu hiệu cho công tác quản lý, tổ chức, sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhằm hạn chế những tác động tiêu cực, phát huy những ảnh hưởng tích cực của từng nhân tố.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT LẠNH PDF.

Một phần của tài liệu Quản trị vốn kinh doanh tại công ty cổ phần nhiệt lạnh pdf (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)