3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh tạ
3.2.3 Giải pháp điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn kinh doanh phù hợp với tình
hình sử dụng vốn
Qua phân tích ở chương 2, ta thấy cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty đang bị mất cân đối, hệ số nợ của cơng ty q cao so với mức quy định. Vì vậy, cần điều chỉnh lại cơ cấu nguồn vốn một cách hợp lý để đảm bảo khả năng thanh tốn cũng như giảm thiểu rủi ro cho cơng ty. Để thực hiện được điều đó ta cần thực hiện một số biện pháp sau :
Công ty cần tăng cường bổ sung vốn chủ sở hữu bằng nhiều nguồn khác nhau như huy động vốn từ các cổ đông, nhằm tăng vốn cho công ty, tăng cường huy động lợi nhuận để lại để bổ sung một số quỹ của công ty như quỹ
đầu tư phát triển, quỹ dự phịng tài chính.
Đối với các khoản phải trả người bán, công ty cần xem xét nguồn tiền để đảm bảo thanh toán cho đối tác đúng hạn, đảm bảo uy tín của cơng ty, xây dựng mối quan hệ đối tác lâu dài
Cơng ty nên đa dạng hóa các khoản nợ phải trả để giảm thiểu rủi ro tài chính bằng cách xem xét huy động thêm khoản vay và nợ ngắn hạn từ các ngân hàng trong bối cảnh lãi suất cho vay ở mức khá thấp như hiện nay.
Cần tính tốn cân bằng giữa nhu cầu về tài sản ngắn hạn và nguồn vốn ngắn hạn để tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn đồng thời nên điều chỉnh hệ số nợ ở mức hợp lý, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, nâng cao lợi nhuận cho công ty.
Ngồi ra cịn một số biện pháp để tăng cường quản trị vốn kinh doanh như đào tạo bồi dưỡng các bộ máy, hoàn thiện bộ máy quản lý nhằm nâng cao năng lực quản trị vốn kinh doanh. Đối với các sản phẩm mới, thị trường mới cơng ty cần tìm hiểu kỹ lưỡng, đảm bảo chắc chắn mới thực hiện đầu tư, tránh thua lỗ.
Công ty nên điều chỉnh tỷ trọng của vốn chủ sở hữu và vốn vay trong tổng nguồn vốn để có một cơ cấu vốn tối ưu nhất. Giải pháp là gia tăng vốn chủ sở hữu để tăng mức độ độc lập về tài chính, đảm bảo khả năng tự chủ tài chính, giảm thiểu rủi ro, nâng cao được uy tín của cơng ty trong mắt các chủ đầu tư và phản ánh đúng sự tăng trưởng hiện có của cơng ty. Có thể tăng vốn chủ sở hữu bằng các biện pháp như: phát hành thêm cổ phiếu, sử dụng lợi nhuận chưa phân phối... Cố gắng trong năm tới đưa tỷ trọng vốn chủ sở hữu lên 15- 30%. Tuy nhiên, đối với vốn vay công ty cần phải giữ uy tín trong thanh tốn, nghĩa là đảm bảo khả năng trả được nợ khi đến hạn, điều đó sẽ tạo thuận lợi cho những lần vay sau, xây dựng được hình ảnh tốt cho cơng ty.