3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh tạ
3.2.1 Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động :
Thứ nhất là hồn thiện cơng tác xác định nhu cầu vốn lưu động của công ty. Công việc xác định nhu cầu vốn lưu động là một công việc vơ cùng quan trọng, có tác động lớn đến hiệu quả sử dụng vốn của cơng ty. Trong q trình quản trị vốn lưu động, cần phải xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Nếu xác định nhu cầu vốn lưu động lớn hơn thực tế sẽ gây lãng phí do ứ đọng vốn, chi phí sử dụng vốn cao và hiệu quả sử dụng vốn thấp. Ngược lại việc xác định nhu cầu vốn lưu động thấp hơn thực tế sẽ khiến doanh nghiệp khơng có đủ vốn cho sản xuất kinh doanh gây ra tình trạng thiếu vốn khiến việc sản xuất bị đình trệ. Để có thể xác định nhu cầu vốn lưu động của cơng ty một cách chính xác hơn, công ty cần căn cứ vào tình hình kinh tế trong năm để dự báo doanh thu từ hoạt động kinh doanh mang lại cho hợp lý. Từ đó mới có thể xác định nhu cầu vốn lưu động chính xác hơn được. Mặt khác cơng ty cần phân tích các chỉ số tài chính của kỳ trước, những biến động chủ
yếu trong các yếu tố cấu thành vốn lưu động, mức chênh lệch giữa kế hoạch và thực tế của nhu cầu vốn lưu động của công ty qua các năm trong quá khứ để có sự điều chỉnh các yếu tố cho phù hợp.
Thứ hai, phải xác định và bố trí cơ cấu vốn lưu động hợp lý :
Trên cơ sở những phân tích về thực trạng quản trị vốn lưu động của công ty đã phân tích trong chương 2, ta thấy trong cơ cấu vốn lưu động của công ty, hàng tồn kho và các khoản tiền cũng như các khoản phải thu chiếm tỷ trọng rất lớn. Trong khi khoản tài sản ngắn hạn khác ở mức rất thấp. Điều này làm cho một lượng lớn vốn công ty bị ứ đọng hoặc bị chiếm dụng, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty. Vậy các biện pháp để cơ cấu lại vốn lưu động chính là các biện pháp nhằm giảm lượng tiện mặt đang nhàn rỗi, xác định mức tồn kho hợp lý và thu hồi, giảm bớt các khoản phải thu hay nói cách khác là các biện pháp quản lý hàng tồn kho và chính sách tín dụng thương mại, chính sách đầu tư ngắn hạn của công ty thể hiện qua các biện pháp quản trị hàng tồn kho, nợ phải thu và vốn bằng tiền của công ty.
Thứ 3, tăng cường quản trị hàng tồn kho :
Công tác quản trị hàng tồn kho của công ty như đã phân tích ở chương 2 là chưa tốt, thể hiện ở mức tồn kho lớn và kỳ luân chuyển hàng tồn kho vẫn lớn. Hàng tồn kho của công ty chủ yếu là ngun vật liệu, ngồi ra cịn có thành phẩm và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Lượng vốn ứ đọng ở hàng tồn kho là rất lớn mà hàng tồn kho lại khó chuyển đổi thành tiền hay là tài sản có tính thanh khoản thấp nhất. Do đó cần có những biện pháp xử lý hàng tồn kho như sau :
+ Quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu bằng cách thường xuyên kiểm tra, đối chiếu với tình hình sản xuất thực tế và tình hình dự trữ nguyên vật liệu trong kho, xác định đúng nhu cầu nguyên vật liệu cho sản xuất từ đó xác định mức dự trữ nguyên vật liệu hợp lý vừa bảo đảm đủ dùng cho sản xuất vừa bảo đảm
tiết kiệm, không bị ứ đọng vốn do dự trữ quá nhiều nguyên vật liệu. Ngoài ra để tiết kiệm nguyên vật liệu, công ty cần cải tiến công nghệ sản xuất, nâng cao tay nghề của người lao động để giảm sản phẩm hư hỏng. Cơng ty cần giữ gìn mối quan hệ mật thiết và tin cậy đối với nhà cung cấp và khách hàng để có thể giữ được các khoản tín dụng thương mại của nhà cung cấp và có nguồn cung ổn định trước sự biến động của thị trường. Ngồi ra cơng ty cũng nên tạo dựng quan hệ với một số nhà cung cấp mới để đảm bảo nguồn cung ứng nguyên vật liệu kịp thời trong trường hợp có rủi ro, sự cố bất ngờ.
Cơng ty cũng cần có biện pháp xử lý kịp thời những vật tư thành phẩm kém và mất phẩm chất để giải quyết số vốn ứ đọng. Ngoài ra cần năng cao khả năng dự trữ của nhà kho, bến bãi của công ty để giảm sự hao hụt mất mát trong quá trình tồn kho.
+ Trên cơ sơ biến động thị trường và nhu cầu sản xuất, đặc biệt là mối quan hệ với nhà cung cấp truyền thống cần được cơng ty chú trọng hơn nữa để bình ổn giá đầu vào, tránh phải dự trữ nhiều NVL gây ứ đọng vốn
+ Giảm chi phí sản xuất kinh doanh bằng cách : tăng cường tính đồng bộ trong sản xuất giữa các bộ phận, các giai đoạn của quá trình sản xuất sản phẩm, tăng cường đầu tư, đổi mới tài sản cố định nói chung và thiết bị máy móc nói riêng thay thế những máy móc đã cũ giúp tiết kiệm nhân công, nguyên vật liệu
+ Trích lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho : cơng ty nên trích lập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm ổn định tình hình tài chính của cơng ty khi có sự giảm giá hàng tồn kho trên thị trường. Năm 2021, cơng ty khơng trích lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho nhưng thực tế cho thấy giá cả nguyên vật liệu của cơng ty trên thị trường thường có sự biến động. Vì vậy trên cơ sở nguyên tắc thận trọng trong thời gian tới công ty nên theo dõi diễn biến thị trường để trích lập dự phịng hợp lý.
Thứ tư, tăng cường quản trị nợ phải thu, đẩy nhanh việc thu hồi công nợ : Trong năm 2021, số vốn bị chiếm dụng của công ty vẫn ở mức khá lớn. Vì vậy để giảm số vốn bị chiếm dụng quá nhiều công ty nên thực hiện một số biện pháp sau :
+ Tăng cường công tác thẩm định năng lực tài chính của khách hàng trước khi đi đến quyết định cung cấp tín dụng thương mại. Cơng ty cần có những chính sách hợp lý để khuyến khích khách hàng thanh thoán giúp thu hồi nhanh chóng vốn bị chiếm dụng như : thực hiện chiết khấu, giảm giá, có thể ưu tiên, ưu đãi đối với những khách hàng thanh toán ngay.
+ Chú trọng nâng cao mối quan hệ với nhà cung cấp nguyên vật liệu để bình ổn giá đầu vào và tránh phải trả trước quá lớn.
+ Theo dõi thường xuyên tình trạng của khách hàng, thời gian các khoản nợ của khách hàng, tránh tình trạng để lâu dẫn đến khó địi.
+ Bên cạnh đó cơng ty cần tăng cường cơng tác thu hồi nợ : công ty cần lập bảng phân loại các khoản phải thu để nắm rõ quy mô các khoản phải thu, thời hạn từng khoản và có biện pháp thu hồi nợ khi đến hạn. Cơng ty nên có biện pháp khuyến khích khách hàng trả nợ trước thời hạn nhằm thu hồi nặ nhanh như sử dụng hình thức chiết khấu cho khách hàng trả nợ trước hạn. Đối với các khoản nợ q hạn cơng ty có thể tùy theo tình hình của khách mà mà có những biện pháp xử lý khác nhau như gia hạn nợ hay phạt trả chậm theo quy định trong hợp đồng... ngồi ra cơng ty thực hiện trích lập dự phịng nợ khó địi nhằm bảo đảm sự ổn định về mặt tài chính. Với những khoản nợ khó địi cơng ty có thể phải gia hạn nợ hoặc thậm chí là giảm nợ để thu hồi lại một phần giá trị.
Thứ năm, tăng cường quản trị vốn bằng tiền :
Tiền mặt tuy chiếm một tỷ trọng không lớn trong cơ cấu vốn lưu động của công ty nhưng lại có liên quan đến nhiều hoạt động của cơng ty và có vai trị
quyết định khả năng thanh tốn tức thời của cơng ty, chính vì vậy cơng ty cần xác định một lượng tiền mặt dự trữ hợp lý nhất để vừa đảm bảo khả năng thanh tốn của cơng ty vừa đảm bảo khả năng sinh lời cho tiền mặt. Để thực hiện điều này cơng ty có thể thực hiện một số giải pháp sau :
+ Tại một số thời điểm, nếu lượng tiền mặt tăng q lớn, cơng ty có thể đầu tư vào chứng khốn có độ thanh khoản cao vùa nhằm mục đính sinh lợi vừa đảm bảo khả năng thanh tốn của cơng ty. Ngược lại khi bị thiếu hụt tiền mặt thì cơng ty nên thanh lý các loại chứng khốn có độ thanh khoản cao để bổ sung tiền mặt vào quỹ công ty
+ Trong công tác quản lý công ty cần thực hiện các biện pháp quản lý tiền theo hướng kiểm tra chặt chẽ các khoản thu chi hàng ngày giúp hạn chế sự thất thoát, gian lận tiền mặt. Thủ quỹ có nhiệm vụ kiểm kê số tiền tồn quỹ để đối chiếu sổ sách kịp thời để điều chỉnh chênh lệch.
+ Xác định nhu cầu vốn bằng tiền và thời gian vốn bằng tiền cần được tài trợ. Để làm được điều nay công ty cần thực hiện tốt công tác quan sát nghiên cứu xem xét tình hình sử dụng tiền cho thanh tốn, từ đó cho thấy sự thay đổi của việc thu chi.