3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh tạ
3.2.2 Các giải pháp tăng cường quản trị vốn cố định
Thứ nhất là đầu tư có hiệu quả tài sản cố định nâng cao công tác quản lý sử dụng tài sản cố định : tận dụng khả năng duy trì hoạt động của máy móc hiện có, hạn chế thời gian chết chóc của máy móc thiết bị.
Thực hiện chính sách thuê sử dụng đối với các loại máy móc, thiết bị có trị giá lớn mà năng lực tài chính cơng ty chưa đủ để mua sắm mới, sử dụng vốn đầu tư đấy và những khoản mục mang tính cấp thiết hơn. Trong điều kiện thiếu vốn, cơng ty vẫn có tài sản cố định phục vụ sản xuất kinh doanh mà khơng ảnh hưởng cơ cấu tài chính của cơng ty, hạn chế áp lực về vốn trong
điều kiện vay vốn khó khăn, khơng làm tăng hệ số nợ của cơng ty, hạn chế rủi ro và nâng cao hiện đại cho công ty.
Thực hiện tốt công tác bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn định kỳ tài sản cố định tránh tình trạng tài sản cố định bị hư hỏng bất thường trước thời hạn. Phân loại, xác định số TSCĐ sử dụng kém hiệu quả, những tài sản đã cũ, lạc hậu để kịp thời có kế hoạch thanh lý, nhượng bán, nhanh chóng thu hồi vốn để tái đầu tư vào TSCĐ.
Mua sắm, bổ sung thêm một số loại máy móc có cơng nghệ tiên tiến để nâng cao mẫu mã và chất lượng sản phẩm. Tăng cường đầu tư vào những tài sản cố định ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất của công ty.
Thứ hai, cần quản lý chặt chẽ từng loại tài sản cố định của công ty theo từng đặc điểm kỹ thuật và đặc điểm tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của từng loại tài sản cố định riêng. Đối với loại tài sản cố định có thời gian sử dụng dài như máy móc thiết bị, phương tiện vận tải công ty cần thường xuyên theo dõi, lập các sổ theo dõi chi tiết giá trị và mức hao mòn của từng tài sản để đảm bảo thu hồi đủ vốn cố định đã bỏ ra. Ngồi ra cơng ty cần thực hiện mức trích khấu hao hợp lý phù hợp với mức độ hao mòn của TSCĐ.