Đánh giá chung về tình hình quản trị vốn kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu Quản trị vốn kinh doanh tại công ty cổ phần nhiệt lạnh pdf (Trang 110 - 114)

Cổ phần Nhiệt Lạnh PDF.

a. Kết quả đạt được :

Quy mô kinh doanh của công ty được mở rộng, tổng nguồn vốn kinh doanh bình qn của cơng ty năm 2021 tăng 2,03 % so với năm 2020. Trong điều kiện kinh tế khó khăn như năm 2021 vừa qua thì việc quy mơ vốn kinh doanh của công ty không những khơng bị sụt giảm mà ngược lại cịn tăng lên là một dấu hiệu tích cực đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty.

Doanh thu thuần có sự giảm đi nhưng lợi nhuận sau thuế trong năm 2021 đều có sự tăng lên, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VCSH có mức tăng lên mặc dù mức tăng thấp. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, hàng nghìn doanh nghiệp khác đứng trước nguy cơ phá sản như hiện nay thì đây là một điều đáng chú ý và cần được khích lệ.

Số vịng quay tồn bộ vốn của công ty năm 2020 và 2021 lần lượt là 0,56 và 0,57 vòng lớn hơn số vịng quay tồn bộ vốn trung bình ngành năm 2021 là 0,5. Cho thấy tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh của cơng ty khá nhanh, cao hơn mức trung bình ngành.

Về tình hình vốn bị chiếm dụng và chiếm dụng vốn của công ty: Đây cũng là một điểm sáng trong hoạt động của công ty, vốn chiếm dụng của công ty lớn hơn rất nhiều so với số vốn bị chiếm dụng. Điều này làm cho khả năng duy trì được lượng vốn đủ cho hoạt động sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn. Mặt khác, đây là khoản vốn khơng phải trả chi phí nên giúp cho cơng ty giảm được một lượng lớn chi phí sử dụng vốn, lãi vay ngân hàng.

Trong năm 2021, khả năng thanh tốn của cơng ty vẫn giữ ở mức cao. Các hệ số về khả năng thanh tốn của cơng ty vẫn ở mức an toàn, dự trữ tiền mặt cho thanh tốn của cơng ty vẫn đảm bảo. Trong bối cảnh khó khăn hiện nay đây là một điều đáng mừng về tình hình tài chính của cơng ty. Khả năng

thanh tốn mặc dù vẫn ở mức an tồn nhưng trong năm 2021 khả năng thanh toán bị sụt giảm so với năm 2020. Nếu chiều hướng đi xuống này không được ngăn lại kịp thời có thể sẽ dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh tốn của cơng ty dẫn tới rủi ro trong hoạt động của công ty và các chủ nợ.

b. Về mặt hạn chế :

Thứ nhất, cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của cơng ty cịn chưa hợp lý: hệ số nợ của công ty vẫn ở mức cao, hệ số nợ của công ty tại thời điểm cuối năm 2021 là 0,27 lớn hơn mức trung bình ngành năm 2021 là 0,25. Nợ phải trả ở mức cho thấy rủi ro tài chính của cơng ty đang ở mức khá cao và làm tăng chi phí sử dụng vốn của cơng ty. Tuy địn bẩy tài chính của cơng ty ở mức cao nhưng hoạt động kinh doanh lại không hiệu quả làm cho tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu chỉ tăng ở mức rất thấp, và các hệ số về khả năng sinh lời khác như tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản, tỷ suất lợi nhuận sau thế trên doanh thu trong năm 2021 tăng thấp so với năm 2020. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA) của công ty năm 2021 là 0,34% thấp hơn ROA trung bình ngành là 0,4% cho thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp còn thấp.

Thứ hai, vòng quay hàng tồn kho của công ty trong năm 2021 là 3,43 vịng, thấp hơn mức trung bình ngành là 5,04 vịng cho thấy cơng tác quản lý vốn tồn kho của cơng ty cịn khá kém. Hàng tồn kho của doanh nghiệp ở mức khá cao, tốc độ giải phóng hàng tồn kho cịn chậm. Dẫn tới việc cơng ty phải huy động các nguồn lực khác để bù đắp lượng vốn bị ứ đọng. Khối lượng hàng tồn kho tăng lên làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Dẫn tới việc hiệu quả sử dụng vốn lưu động bị giảm sút.

Thứ ba, việc quản lý vốn lưu động chưa tốt khiến số vòng quay vốn lưu động bị giảm xuống là do việc doanh thu thuần giảm nhiều hơn so với việc

giảm của vốn lưu động, thời gian quay vòng vốn tăng lên, hệ số sinh lời của vốn lưu động bị giảm xuống.

Thứ tư, hệ số khả năng thanh tốn tức thời của cơng ty cuối năm 2021 là 0,07 cao hơn so với mức trung bình ngành là 0,05. Cho thấy cơng ty đang dự trữ nhiều vốn bằng tiền. Vì vậy cần xem xét lại chính sách dự trữ các khoản vốn bằng tiền của công ty.

Thứ năm, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh: Các chỉ tiêu sử dụng vốn kinh doanh của công ty trong năm 2021, đặc biệt là các hệ số tỷ suất lợi nhuận tăng rất thấp so với năm trước. Nguyên nhân là do quy mô vốn kinh doanh mạnh.

Những nguyên nhân gây ra những hạn chế, tồn tại của công ty bao gồm cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

- Nguyên nhân chủ quan:

Công tác quản trị vốn lưu động còn nhiều hạn chế mọi quyền quyết định đều vẫn phải thông qua chủ doanh nghiệp, những quyết định này cịn mang tính chủ quan.

Công tác quản trị nợ phải thu công ty chưa có các biện pháp cứng rắn trong việc thu hồi nợ, chưa có các biện pháp quản lý các khoản phải thu chặt chẽ nên dẫn tới tình trạng vẫn cịn có một số ít khách hàng thanh tốn nợ chậm.

Các chính sách đầu tư, chính sách chiết khấu hay chính sách dự trữ hàng tồn kho còn chưa hợp lý, chưa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.

Cơng ty chưa thực hiện được việc tính tốn mức dự trữ thực sự hợp lý. Việc tính tốn mức dự trữ ngun vật liệu trong quá trình sản xuất dựa trên việc sử dụng và dự trữ từ kỳ trước. Nhưng điều này công ty thực hiện chưa tốt một phần do lãnh đạo của công ty và một số bộ phận quan trọng khác.

- Nguyên nhân khách quan:

Tình hình kinh tế vĩ mơ đang cịn nhiều biến động, chi phí lãi vay và lạm phát khó đốn trước gây khó khăn cho q trình hoạch định chính sách huy động và đầu tư vốn của cơng ty. Khi Nhà nước có sự thay đổi về chính sách thuế, chính sách lãi suất,... điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp sẽ thay đổi, điều này ảnh hưởng tới việc hoạch định qui mô cũng như cơ cấu vốn của doanh nghiệp, do đó hoạt động quản trị vốn lưu động cũng bị ảnh hưởng. Ảnh hưởng này có thể là tích cực nếu như những sự thay đổi trong chính sách của Nhà nước tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh của doanh nghiệp và ngược lại có tác động tiêu cực nếu như những sự thay đổi trên gây khó khăn cho mơi trường kinh doanh của doanh nghiệp.

Do ảnh hưởng của các yếu tố về kinh tế chính trị như lạm phát, sự thay đổi về tỷ giá hối đoái, đồng tiền mất giá làm doanh nghiệp khó khăn trong việc hoạch định cơ cấu vốn hợp lý.

Các khó khăn về mơi trường kinh doanh của ngành cũng có thể cản trở doanh nghiệp trong công tác quản trị vốn lưu động.

CHƯƠNG 3:

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT LẠNH PDF

Một phần của tài liệu Quản trị vốn kinh doanh tại công ty cổ phần nhiệt lạnh pdf (Trang 110 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)