Tình hình lao động trong ngân hàng 2012-2013

Một phần của tài liệu đánh giá chất lượng dịch vụ tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín – chi nhánh hà tĩnh (Trang 47)

(Đơn vị tính: người)

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 2013/ 2012So sánh

SL % SL % +/ -

1. Tổng số lao động 32 100 40 100 8

2. Phân loại theo giới tính

- Nam 14 43,75 17 42,50 3

- Nữ 18 56,25 23 57,50 5

3. Phân loại theo trình độ

-Đai học và trên Đại học 23 71,88 29 72,50 6

-Cao đẳng 5 15,62 7 17,50 2

-Trung cấp 1 3,13 1 2,50 0

-THPT 3 9,37 3 7,50 0

(Nguồn: Phịng Kế tốn vào quỹ ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín – Chi nhánh Hà Tĩnh)

Qua bảng trên ta thấy số lượng lao động qua hai năm đã có sự thay đổi. Khi mới thành lập ngân hàng chỉ có 32 nhân viên nhưng sau khi hoạt động một năm số lượng nhân viên trong ngân hàng đã tăng thêm 8 người. Trong đó có 3 nhân viên nam và 5 nhân viên nữ.

Nhân viên nam trong ngân hàng tăng lên 3 người chủ yếu ở bộ phận phòng kinh doanh. Với đặc điểm thích nghi với mơi trườn bên ngồi, tiếp xúc gặp gỡ khách hàng nên phòng kinh doanh của ngân hàng chủ yếu là nam. Số lượng nhân viên nữ tăng lên chủ yếu là nhân viên ở phịng kế tốn vào quỹ ngân hàng. Mới thành lập, chất lượng đội ngũ nhân viên ngày càng địi hỏi trình độ chun mơn cao vì thế chỉ trong 2 năm mà có tới 6 nhân viên trình độ đại học và trên đại học được tuyển chọn. 2 nhân viên có trình độ cao đẳng được tuyển chọn vào làm ở bộ phận quỹ, bộ phận này không yêu cầu trình độ chun mơn cao, chủ yếu là làm việc theo máy móc, có tính lặp lại.

 Kết quả hoạt động kinh doanh trong ngân hàng

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Hà Tĩnh

(Đơn vị tính: Triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Tăng trưởng

2013/2012(%)

Doanh thu 2105 10.972 421,23

Chi phí 4554 9.122 100,307

Lợi nhuận -2535 1.520 159,96

(Nguồn: Phịng Kế tốn vào quỹ ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín – Chi nhánh Hà Tĩnh)

Qua bảng số liệu trên cho thấy năm 2012 ngân hàng chính thức đi vào hoạt động nên phải đầu tư chi phí rất lớn, khách hàng cịn ít, doanh thu cịn thấp nên trong năm này ngân hàng đã phải chịu mức lợi nhuận âm 1551 triệu đồng.

Sang năm 2013 tình hình kinh doanh có khởi sắc, thương hiệu ngân hàng sacombank Hà Tĩnh đã được nhiều người biết và nhắc đên. Doanh thu trong năm đạt 10.972 triệu đồng tăng lên 421,23% so với năm 2012, lợi nhuận vượt con số âm và đang có xu hướng tăng trưởng, đạt 1520 triệu đồng tăng 159,96% so với 6 tháng khi mới đi vào hoạt động. Tuy nhiên chi phí đầu tư cũng tăng gấp đơi so với năm trước, nguyên nhân do 2013 hoạt động 1 năm trong khi 2012 chỉ hoạt động trong vòng 6 tháng, muốn có thêm khách hàng, muốn khẳng định được thương hiệu của mình ngân hàng cần phải đầu tư các chương trình thiết thực.

Là một chi nhánh mới thành lập, trong một thị trường cạnh tranh với các ngân hàng đã có tiếng trên địa bàn, bước đầu hoạt động kinh doanh của Sacombank gặp rất nhiều khó khăn, chấp nhận đầu tư dài hạn và chịu lỗ trong giai đoạn đầu là một điều hiển nhiên không thể tránh khỏi. Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín – chi nhánh Hà Tĩnh đang rất nỗ lực để khẳng định thương hiệu của mình thơng qua chất lượng sản phẩm và phong cách phục vụ chuyên nghiệp. xem lợi ích khách hàng là trung tâm, vì cộng đồng phát triển để tạo dựng hình ảnh và lịng tin trong khách hàng, vì một sự nghiệp phát triển lâu dài.

Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín – Chi nhánh Hà Tĩnh đã tạo dựng cho mình được nền tảng cho sự phát triển bền vững, lâu dài và lớn mạnh. Hứa hẹn sẽ mang lại những kết quả kinh doanh xứng đáng.

 Tình hình tín dụng trong ngân hàng.

Bảng 2.3: Tình hình cho vay vốn của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Hà Tĩnh

(Đơn vị tính: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013

Doanh số cho vay 218,244 591,342

Doanh số thu nợ 12,105 327,389

Dư nợ 206,139 263,953

Nợ quá hạn 0 58

(Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Hà Tĩnh)

Qua bảng số liệu trên ta thấy mặc dù mới đi vào hoạt động nhưng số lượng khách hàng sử dụng các sản phẩm tín dụng tại ngân hàng rất lớn. Mới sáu tháng cuối năm 2012 doanh số cho vay của ngân hàng đạt hơn 218 tỷ đồng, thu hồi nợ hơn 12 tỷ và nợ quá hạn tại ngân hàng là khơng có. Khách hàng vay tín dụng ở 6 tháng cuối năm này chủ yếu vay với kỳ hạn trên 12 tháng, chỉ có một số ít khách hàng có nhu cầu vay vốn với kỳ hạn 1, 2 hoặc 3 tháng. Đây là nhóm khách hàng có nhu cầu vốn cấp bách, có một số khách hàng cần vốn để trả nợ cho các chủ nợ khi nợ đến hạn.

Đến năm 2013, doanh số cho vay của ngân hàng đã tăng lên đáng kể với hơn 591 tỷ đồng. Với việc tăng nhân viên tín dụng để phục vụ tốt nhu cầu vốn của khách hàng, tìm kiếm thị trường khách hàng mới, đưa ra các chương trình cho vay hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu vốn của khách hàng. Trong năm này, doanh số thu nợ của ngân hàng cũng khá cao với hơn 327 tỷ đồng, việc doanh số thu nợ cao được giải thích bởi một con số đáng kể khách hàng vay vốn trong năm 2012 đã đến hạn trả nợ và một số khách hàng mới của năm 2013 vay với thời hạn dưới 1 năm cũng đến hạn trả. Giải thích cho việc nợ quá hạn 2013 đến 58 triệu đồng, nhân viên tín dụng ngân hàng giải thích: có 1 khách hàng lợi dụng hình thức vay tín chấp của ngân hàng đã làm hồ sơ vay ngân hàng với số tiền 60 triệu, do sơ suất trong quá trình cho vay, người này là cán

bộ giáo viên chuẩn bị bị đuổi việc do vi phạm quy định nghiêm trọng của nhà trường nên khi vay được số tiền đó người này đã bỏ trốn tại nơi cư trú và nơi làm việc.

2.2. Kết quả nghiên cứu 2.2.1. Mô tả mẫu điều tra

Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn cá nhân toàn bộ khách hàng(150) vay vốn tin dụng Tiểu thương chợ Hà Tĩnh, kích thước mẫu này là đủ lớn và đảm bảo yêu cầu của phương pháp phân tích nhân tố (mẫu gấp 5 lần số biến trong phân tích nhân tố). Sau khi tiến hành điều tra và xử lý số liệu, nghiên cứu có những thơng tin như bảng

Bảng 2.4: Thống kê đặc điểm mẫu nghiên cứuTiêu chí Số lượng Tỷ lệ(%) Tiêu chí Số lượng Tỷ lệ(%) Tổng 150 100 Giới tính Nam 41 27,3 Nữ 109 72,7 Độ tuổi Dưới 20 2 1,3 20-39 103 68,7 40-60 45 30

Lĩnh vực kinh doanh Tạp hóa 16 10,7

Giày dép 21 14 Áo quần 41 27,3 Vải 18 12 Thực phẩm tươi sống 21 14 Khác 33 22 Tổng thu nhập hàng tháng của hoạt động kinh doanh

Dưới 20 triệu 26 17,3

20-39 triệu 112 74,7

40-59 triệu 8 5,3

60- dưới 100 triệu 4 2,7

(Nguồn: kết quả thống kê số liệu điều tra)

Về giới tính: trong số 150 phiếu điều tra hợp lệ có 109 người được hỏi là nữ

(chiếm 72,7%), 41 người được hỏi là nam (chiếm 27,3%). Đây có thể nói là con số khá chênh lệch giữa nam và nữ tiểu thương kinh doanh tại chợ Hà Tĩnh và đây cũng là điều dễ hiểu và phản ánh thực tế tiểu thương chợ ở Việt Nam chúng ta hiện nay.

Qua biểu đồ trên ta thấy: Trong số 150 người được hỏi người có độ tuổi dưới 20 có 2 người (chiếm 1,3%) đây cũng là điều dễ hiểu; Qua thực tế tiếp xúc nhận thấy 2 người ở độ tuổi này kinh doanh ở lĩnh vực giày dép và quà lưu niệm, thu nhập của họ dưới 20 triệu; họ là những người bỏ học kinh doanh sớm, từ một người bán hàng thuê dần chuyển riêng sang bán hàng cá nhân.

Biểu đồ 2.1: Thống kê tuổi của khách hàng

(Nguồn: Kết quả thống kê số liệu điều tra)

Về lĩnh vực kinh doanh

Qua biểu đồ trên nhận thấy lĩnh vực kinh doanh buôn bán chủ

yếu của tiểu thương chợ vay vốn tại

ngân hàng chủ yếu là Áo quần với 41

người chiếm 27%, thực tế cho thấy chợ được phân bố rất rộng, phần

lớn diện tích kinh doanh buôn bán Áo

quần chiếm một phần năm diên tích kinh doanh ở chợ. Áo quần được bày bán tùy thuộc vào lứa tuổi kinh

doanh. Những người ở độ tuổi trẻ từ

20-39 có xu hướng kinh doanh mặt hàng thời trang trẻ còn những người ở độ tuổi 40-60 họ chủ yếu kinh doanh quần áo cho những người lớn tuổi. Đối với lĩnh vực

Biểu đồ 2.2: Thống kê lĩnh vựckinh doanh của Tiểu thương kinh doanh của Tiểu thương

giày dép cũng thế, độ tuổi thể hiện rõ sự phân khúc mặt hàng nhất định. Đối với mặt hàng Vải qua điều tra và quan sát thực tế cho thấy những người kinh doanh ở lĩnh vực này chủ yếu là những người lớn tuổi từ 20-60, trong đó độ tuổi 40-60 vẫn chiếm đa số. Đối với lĩnh vực thực phẩm tươi sống có 21 người(chiếm 14%). Ngoài những lĩnh vực kinh doanh kể trên thì có 33 người(chiếm 22%) kinh doanh ở các lĩnh vực khác bao gồm: Quà lưu niệm, kinh doanh mặt hàng điện tử, kinh doanh thuốc, kinh doanh vàng bạc-trang sức vay vốn tại ngân hàng.

Về thu nhập

Qua biểu đồ trên nhận thấy tiểu thương kinh doanh buôn bán ở chợ chủ yếu có thu nhập từ 20-39 triệu(chiếm 74,7%). Những người kinh doanh có thu nhập từ 40-59 triệu có 8 người(chiếm 5,3%); những người có thu nhập này chủ yếu kinh doanh mặt hàng tạp hóa với quy mơ lớn, phân phối hàng cho các cửa hàng ở thành phố; mặt hàng vải và áo quần có thu nhập trong khoảng này thường họ là đầu mối buôn

bán, địa điểm lấy hàng tin tưởng cho các shop quần áo trên thành phố , các huyện lân cận lấy hàng về bán và mặt hàng có số lượng người kinh doanh rất ít ở chợ có thu nhập trong khoảng này đó là kinh doanh trang sức, vàng bạc.

2.2.2. Động cơ, kiến thức tiêu dùng, thời gian sử dụng gói vay và hình thức Biểu đồ 2.3: Thống kê tỉ lệ thu nhập

hàng tháng của tiểu thương

trả lãi, gốc khi vay tiền tại ngân hàng.

2.2.2.1. Đánh giá nguồn thông tin khách hàng được tiếp cận để biết đến dịch vụ tín dụng từ ngân hàng

Biểu đồ 2.4: Thống kê nguồn thông tin khách hàng biết đếnchất lượng dịch vụ tín dụng ngân hàng chất lượng dịch vụ tín dụng ngân hàng

(Nguồn: Kết quả thống kê số liệu điều tra)

Qua số liệu thống kê cho thấy khách hàng biết đến dịch vụ tín ngân hàng chủ yếu qua bốn nguồn thơng tin đó là: Qua truyền hình báo chí, internet chiếm 21,3%, khi được hỏi về nguồn thông tin này họ cho biết khi mới thành lập ngân hàng, các gói sản phẩm cho vay được ngân hàng giới thiệu rầm rộ, trong website của ngân hàng cũng giới thiệu khá rõ về gói cho vay này. Qua Pano, áp phích, tờ rơi của ngân hàng chiếm tỉ lệ khá cao (46,7%), về gói sản phẩm này ngân hàng đã kết hợp với nguồn lực của mình là nhân viên tín dụng ngân hàng và một số cộng tác viên của ngân hàng đi phát tờ rơi cho tiểu thương ở các chợ Hà Tĩnh. Qua bạn bè, người thân, đồng nghiệp chiếm tỉ lệ lớn nhất với 87 người (chiếm 58%), họ cho biết những tiểu thương đã và đang vay vốn tại ngân hàng đã giới thiệu cho họ biết về sản phẩm cho vay này, cũng có một số khác có người thân làm trong ngân hàng khi biết nhu cầu về vốn vay đã giới thiệu cho họ biết về gói sản phẩm cho vay.

2.2.2.2. Thời gian sử dụng gói tiểu thương chợ-kỳ hạn lựa chọn vay

Biểu đồ 2.5: Thời gian sử dụng gói tiểu thương chợ-kỳ hạn lựa chọn vay

(Nguồn: Kết quả thống kê số liệu điều tra)

Qua biểu đồ trên ta nhận thấy trong số 150 người vay vốn tại ngân hàng có 110 người vay với thời gian dưới 1 năm, những người này bao gồm những người đã và đang sử dụng gói tiểu thương chợ; có 67 người sử dụng gói tiểu thương chợ với kỳ hạn 6-12 tháng và 43 người sử dụng gói tiểu thương chợ với kỳ hạn trên 12 tháng. Có 40 người đã sử dụng gói tiểu thương chợ trong thời gian 1-2 năm, trong đó có 20 người đã sử dụng gói tiểu thương với kỳ hạn 6-12 tháng, có 20 người đang sử dụng gói tiểu thương chợ với kỳ hạn trên 12 tháng.

Những người vay với kỳ hạn trên 12 tháng là những người kinh doanh buôn bán lớn, họ vay vốn với mức từ 100 đến 200 triệu đồng nhưng phần đông khách hàng vay vốn kỳ hạn dưới 12 tháng với số tiền vay từ 50-60 triệu đồng. Cũng có số lượng khách hàng vay tiền từ 100-200 triệu đồng trong khi tài sản đảm bảo không đủ để vay với số tiền đó nhưng khách hàng đã từng giao dịch tại ngân hàng, đã có uy tín đối với những lần vay trước đó thì nhân viên ngân hàng cũng như ban lãnh đạo ngân hàng có thể xem xét để cho vay.

2.2.2.3. Lí do lựa chọn Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín – chi nhánh Hà Tĩnh để vay vốn

Biểu đồ 2.6: Lí do chọn Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín

Chi nhánh Hà Tĩnh để vay vốn

(Nguồn: Kết quả thống kê số liệu điều tra)

Qua biểu đồ trên ta thấy hồ sơ đơn giản, lãi suất vay cạnh tranh là lí do được khách hàng lựa chọn cao nhất với 88 người(chiếm 58,7%), qua thực tế nhận thấy khách hàng rất thỏa mãn với tiêu chí này, khách hàng chỉ việc mang hồ sơ tới ngân hàng làm thủ tục hoặc do quen biết, tín nhiệm nhân viên tín dụng chuyên trách ở gói sản phẩm cho vay này khách hàng có thể đưa hồ sơ cho nhân viên tín dụng và sau thời gian khơng q 3 giờ nhân viên tín dụng có thể hồ sơ vay vốn để khách hàng ký và xác nhận sau đó chuyển giao tiền cho khách hàng. Khi tham gia vay vốn khách hàng sẽ được tham gia bảo hiểm chợ miễn phí vì thế có 48 người lựa chọn(chiếm 32%). Khi vay vốn tại ngân hàng, có một số tiểu thương do bận cơng việc bán hàng của mình vì thế nhân viên tín dụng sẽ phục vụ tận tình, chu đáo tới tại sạp của tiểu thương để thu tiền lãi và gốc trong ngày. Mặc dù là Ngân hàng thương mại cổ phần mới hoạt động trên địa bàn thành phố nhưng ngân hàng đã được đánh giá là ngân hàng có uy tín với 77 người(chiếm 51,33%) lựa chọn để vay vốn, những tiểu thương

này là những người đã từng giao dịch tại ngân hàng hoặc nghe giới thiệu từ bạn bè, người thân. Với việc khách hàng có thể trả góp linh hoạt theo ngày có tới 62 người lựa chọn (chiếm 41,3%) để vay vốn.

2.2.2.4. Mục đích vay tiền của tiểu thương chợ

Biểu đồ 2.7: Mục đích vay tiền của tiểu thương chợ

(Nguồn: Kết quả thống kê số liệu điều tra)

Qua biểu đồ trên ta thấy khách hàng vay tiền để mở rộng kinh doanh buôn bán vẫn chiếm tỉ lệ lớn nhất với 100 người (chiếm 66,7%); khách hàng vay tiền để trả tiền cho các bạn hàng, cho nhân viên bán hàng của mình,…là những chủ nợ của tiểu thương với 47 người (chiếm 31,3%); theo thực tế quan sát và tiếp xúc với tiểu thương khi vay vốn tại ngân hàng họ sẽ được tham gia bảo hiểm trong suốt thời gian vay với khi đó họ đang cần vốn để mở rộng kinh doanh hoặc sử dụng vốn cho mục đích khách vì thế họ rất thích thú với 42 người (chiếm 28%); cũng có một số tiểu thương họ vay tiền để phục vụ cho việc mua sắm trong gia đình, phục vụ cho con học,…

2.2.2.5. Hình thức trả lãi, gốc của quý khách khi vay tiền tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín – Chi nhánh Hà Tĩnh

Trong 168 phiếu phát ra với 150 phiếu hợp lệ, tất cả khách hàng sử dụng gói tiểu thương chợ họ đều sử dụng hình thức trả lãi, gốc theo ngày. Họ cho rằng khi trả

Một phần của tài liệu đánh giá chất lượng dịch vụ tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín – chi nhánh hà tĩnh (Trang 47)