- Rủi ro trong khâu thanh toán
2.4.2. Những khó khăn gặp phả
2.4.2.1. Tâm lý ưa chuộng tiền mặt trong nền kinh tế
Theo đánh giá của một số chuyên gia nước ngoài, Việt nam là một quốc gia đang sử dụng quá nhiều tiền mặt. Điều này có thể thấy rõ trong hệ thống Ngân hàng có tới 13% trên tổng số nhân viên làm các công việc kiểm đếm, thu nhận tiền mặt .... Thói quen dùng tiền mặt đã bén rễ quá lâu trong cộng đồng người Việt Nam gần như coi tiền mặt là phương tiện không thể thay thế. Vì vậy rất khó tạo ra một bước nhảy vọt lớn nào nếu người dân chưa quen với một phương tiện thanh tốn mới cho dù nó có tiện ích đến đâu.
Mặc dù ngày nay người dân đã quen dần với khái niệm Ngân hàng và các dịch vụ hiện đại của Ngân hàng. Tuy nhiên so với con số 85 triệu dân thì số lượng người dân có tài khoản tại Ngân hàng cũng rất ít, mọi khoản thu nhập gồm lương, thưởng hàng tháng vẫn được trả bằng tiền mặt đối với những đơn vị không bị bắt buộc phải trả lương qua tài khoản Ngân hàng. Trong khi đó phát hành thẻ TD lại căn cứ rất nhiều vào tài khoản cá nhân và thu nhập thực tế của khách hàng. Đây là một khó khăn khơng thể khắc phục
một sớm một chiều đói với thị trường thẻ TD tại Việt Nam mặc dù nó có thể được cải thiện bằng nỗ lực Maketing của các ngân hàng.
2.4.2.2. Cơ sở kỹ thuật và công nghệ
Thẻ TD là dich vụ địi hỏi phải có hệ thống thiết bị và cơng nghệ tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế từ công đoạn sản xuất thẻ đến quy trình thanh tốn đều phải đầu tư hệ thống máy móc kiểm tra như: EDC, POS, máy rút tiền tự động (ATM), hệ thống cảnh báo rủi ro trong hoạt động thanh tốn thẻ. Khoản chi phí này tương đối lớn khiến tiền lợi nhuận thu được từ hoạt động phát hành và thanh tốn thẻ TD khơng đủ bù đắp. Điểm yếu này càng khiến cho VIB và các NHTM trong nước khó khăn trong việc cạnh tranh với các Ngân hàng nước ngồi có đủ khả năng về tài chính cũng như kinh nghiệm.
2.4.2.3. Mơi trường pháp lý chưa hồn thiện
Hiện nay chưa có đầy đủ hành lang pháp lý chặt chẽ cho hoạt động phát hàn và kinh doanh thẻ TD. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho việc phát triển dịch vụ thẻ. Ngân hàng Nhà nước chưa có qui chế chung cho tồn bộ hệ thống nên đa số các văn bản đang áp dụng hiện nay có nhiều điểm chưa thống nhất và chưa phù hợp.
Thứ nhất: Quy chế hiện hành không cho phép một cá nhân mang quá 5000 USD tức là khoảng 90 triệu VND ra nước ngoài. Tuy nhiên hầu hết các loại thẻ TD đều áp dụng chế độ tín dụng tuần hồn tức là sau khi đã trả tồn bộ dư nợ cuối kỳ hạn mức tín dụng được sử dụng trên thẻ sẽ tự động lập lại như cũ. Chủ thẻ có thể yêu cầu nhiều loại thẻ hoặc sử dụng thẻ do nhiều ngân hàng phát hành. Như vậy số ngoại tệ thực tế sử dụng ở nước ngoài sẽ vượt quá số ngoại tệ được phép mang ra nước ngoài
Thứ hai: Việc rút tiền mặt và chi trả bằng USD của thẻ cũng tạo ra mâu thuẫn. Hiện nay trên thực tế các giao dịch thực hiện giữa Ngân hàng phát hành với các ĐVCNT thẻ ở Việt Nam nhưng ngồi hệ thống ngân hàng mình đều được thực hiện bằng đô la Mỹ. Điều này là hồn tồn khơng phù hợp với chế độ ngoại hối hiện hành
khi đến kỳ hạn đều được thực hiện đồng Việt Nam, bất kể trường hợp chủ sử dụng thẻ đã chi tiêu hay rút tiền mặt bằng đô la Mỹ hay tiền Việt nam. Như vậy là chủ sử dụng thẻ được tự do chuyển đổi từ đồng Việt nam ra ngoại tệ để phục vụ cho nhu cầu của mình mà khơng cần xin phép bất kỳ cơ quan nào. Đây là một trong những sơ hở và bất hợp lý của việc sử dụng và thanh toán thẻ quốc tế đối với các qui định về quản lý ngoại hối hiện hành.
2.4.2.4. Rủi ro trong kinh doanh thẻ
Hiện tại trong hoạt động kinh doanh thẻ TD của Ngân hàng tiềm ẩn rủi ro sau:
* Rủi ro trong khâu phát hành