2005 30/09/2006 Nguyên giáTổng hao
3.3 Giải pháp triển kha
3.3.1 Chiến lược nhà cung cấp là một bộ phận của doanh nghiệp
Để thực hiện tốt giải pháp này, công ty cần:
− Rà soát lại hoạt động của bộ phận mua hàng của doanh nghiệp với các nhà cung cấp để đánh giá được cái đã đạt được và cái còn hạn chế
− Thống kê chính xác số lượng nhà cung cấp đến hiện tại của doanh nghiệp, nhà cung cấp nào là chủ yếu, khả năng đáp ứng của mỗi nhà cung cấp với yêu cầu của quá trình sản xuất. Nhà cung cấp nào là nhà cung cấp đem lại nhiều lợi ích nhất cho doanh nghiệp.
− Đánh giá lại các bản hợp động với các nhà cung cấp để đảm bảo quyền lợi của 2 bên, xây dựng các điều khoản để tạo mối quan hệ tốt nhất giữa nhà cung cấp và doanh nghiệp về giá, số lượng, chi phí chuyên chở,….
− Xây dựng chính sách hợp tác với từng nhà cung cấp tùy theo mức độ ảnh hưởng đến nguyên vật liệu sản xuất của doanh nghiệp.
− Xác định chính xác lượng hàng tồn kho cần dùng, khi nào cần mua để tránh trường hợp ứ đọng nguyên liệu trong kho cũng như sản phẩm tiêu thụ để có phương hướng đàm phám với nhà cung cấp.
− Tiến hành đào tạo và phát triển đội ngũ chuyên về thủy hải sản, sau đó chia sẽ và hỗ trợ nhà cung cấp về quy trình nuôi trồng để đạt được chuẩn quốc tế.
− Chia sẽ với nhà cung cấp chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp với nhà cung cấp để nhận được các ý tưởng của từ nhà cung cấp
− Xây dựng mối quan hệ cả 2 cùng thắng: nhà cung cấp sẽ gắn liền với sự thành bại của doanh nghiệp, đổi lại doanh nghiệp sẽ cam kết đảm bảo lợi nhuận tốt nhất cho nhà cung cấp.
− Doanh nghiệp phải đảm bảo lượng hàng ra cho nhà cung cấp, hỗ trợ giải quyết kho khăn với nhà cung cấp, hạn chế tối đa sự ép giá, không thu mua thủy sản.
− Đối với vùng nguyên liệu xây dựng ở Cần Giờ thì phải có biện pháp quản lý chặt chẽ, hạn chế tối đa hoạt động không hiệu quả mà tốn nhiều chi phí của doanh nghiệp.