Mô hình hoạch định nhu cầu vật tư MRP khối lượng

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CUNG ỨNG VẬT TƯ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI INCOMFISH VÀ ĐỂ RA GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỜI (Trang 33 - 35)

2005 30/09/2006 Nguyên giáTổng hao

2.2.1.2.1 Mô hình hoạch định nhu cầu vật tư MRP khối lượng

Áp dụng mô hình MRP theo khối lượng công ty cổ phần thương mại Incofish đã góp phần thực hiện tốt đơn hàng của mình nhằm không chỉ đạt được sản phẩm có chất lượng tốt nhất mà còn tối ưu hóa chi phí.

VD: Thành phẩm được đặt hàng là 1 triệu kilogram cá basa phi lê hình thức đóng gói 1kg/gói. Công ty áp dụng phương pháp này như sau: NVL1 bao gồm: NVL1.1.cá và NVL1.2.muối, NVL2: túi nilon loại 1kg

Mã Tên Số lượng

NVL1.1 Cá 1.3 tấn

NVL1.2 Muối 0.5 tấn

NVL2 Túi nilon loại 1kg 10000 túi

Bảng 2-9 Hoạch định nhu cầu theo mô hình MRP

Ưu điểm của phương pháp MRP theo khối lượng: nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất: máy móc, nguyên vật liệu được sử dụng vừa đủ, khấu hao thiết bị chính xác theo số lượng đơn đặt hàng…; giảm khối lượng tồn trữ hàng hóa dẫn đến tiết kiệm một khoản lớn chi phí đầu tư cho các nguyên vật liệu chưa dùng đến: Nguyên vật liệu mua về được sử dụng hết từ đó công ty không mất chi phí lưu kho nguyên vật liệu và tồn kho hàng hóa dư thừa; tồn trữ hàng hóa sát thực tế: đưa lượng hàng tồn kho về mức an toàn nhằm cắt giảm chi phí tạo vòng quay nguồn vốn cho các hoạt động khác.

Nhược điểm của phương pháp MRP theo khối lượng là nguyên liêu của công ty phụ thuộc hoàn toàn vào nhà cung cấp vậy nên khi không có đủ nhà cung cấp thì khối lượng nguyên vật liệu cho đơn hàng bị thiếu làm cho thương hiệu doanh nghiệp mất vị thế; phải có đơn hàng chính xác mới có thể nhập nguyên liệu: làm cho quá trình thu mua - chế biến – giao hàng trở nên lâu hơn, mất tính cạnh tranh; không tính thời gian đặt hàng tối ưu. Công ty mua số lượng hàng ngay khi có hợp đồng mặc dù chưa sử dụng ngay.

Mặc dù những nhược điểm của phương pháp MRP theo khối lượng là rất nguy hiểm nhưng công ty vẫn buộc phải áp dụng do có những yếu tố khách quan và chủ quan riêng như: vùng nguyên liệu ở Cần Giờ, Bến Tre… chưa đáp ứng đủ nguyên liệu sản xuất, thị trường nước ngoài áp đặt nhiều loại thuế và chỉ tiêu chất lượng khác nhau cho nguyên liệu và thành phẩm, giá cả nguyên liệu thay đổi liên tục => người dân giữ hàng không bán hoặc không có hàng để bán…

Thành phẩm 1 ngày

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CUNG ỨNG VẬT TƯ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI INCOMFISH VÀ ĐỂ RA GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỜI (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w