Thị trường Nhật Bản

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CUNG ỨNG VẬT TƯ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI INCOMFISH VÀ ĐỂ RA GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỜI (Trang 28 - 30)

2005 30/09/2006 Nguyên giáTổng hao

2.1.2 Thị trường Nhật Bản

Nhật Bản là một trong những nhà nhập khẩu cá ngừ và tôm lớn nhất thế giới, đồng thời cũng nhập khẩu rất nhiều cá tươi/ đông lạnh, nhuyễn thể, giáp xác và các sản phẩm thủy sản chế biến, trứng cá… Tuy nhiên, tăng trưởng NK thủy sản vào Nhật Bản đang có

xu hướng chậm lại, một số nhóm hàng tuy vẫn tăng nhưng mức tăng không nhiều, trong đó có philê cá đông lạnh. Nguyên nhân được cho là do kinh tế suy giảm khiến nhu cầu trong nước cũng đi xuống.

Nhật Bản là thị trường lớn thứ 3 của thủy sản Việt Nam sau Mỹ và EU.Nhưng nhìn chung thị trường xuất khẩu của Incomfish giảm.Cụ thể giảm 1% từ 9% năm 2011 còn 8% năm 2012, giảm 1% từ 8% năm 2012 còn 7% năm 2013

Nguyên nhân :

− Thứ nhất do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như suy thoái kinh tế, biến động giá đồng Yên, dân số giảm và già hóa, kết hợp với trào lưu “Tây hóa” trong ẩm thực đã góp phần làm giảm mức tiêu thụ thủy sản của Nhật Bản trong những năm gần đây.

− Thứ hai những mặt hàng có kim ngạch NK cao nhất vào thị trường Nhật Bản là tôm, cá ngừ và cá hồi các loại. Chi Lê, Na Uy và Nga là những nước cung cấp chủ yếu cá hồi. Mặt hàng cá ngừ có Đài Loan, Hàn Quốc và Inđônêxia. Mặc dù Việt Nam là nhà cung cấp tôm lớn, nhưng do rào cản ethoxyquin nên XK đã sụt giảm dần từ giữa năm 2012. Hội chứng tôm chết sớm (EMS) cùng với rào cản kỹ thuật sẽ tiếp tục là thách thức lớn đối với XK tôm Việt Nam vào thị trường Nhật Bản trong năm 2013.

− Nhật Bản đang chuyển sang tiêu thụ thủy sản có giá rẻ hơn, nhưng vẫn rất chú trọng chất lượng cao, độ tươi, có lợi cho sức khỏe và đảm bảo VSATTP.

Xét về cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản thì mặt hàng tôm là mặt hàng chính, chiếm trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này. Vì vậy, năm 2013, mặc dù hầu hết các mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang Nhật Bản giảm mạnh nhưng mặt hàng tôm lại tăng nên tổng kim ngạch thủy sản xuất khẩu sang thị trường này vẫn tăng trưởng dương.

Nhân xét trong năm 2014, xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật thuận lợi do:

− Ngày 22 tháng 1 năm 2014, Nhật Bản đã nâng giới hạn dư lượng tối đa của ethoxyquin trong tôm nhập khẩu từ Việt Nam lên 0.2ppm (tăng 20 lần so với mức 0,01ppm trước

đó) và dỡ bỏ quy định kiểm tra ethoxyquin đối với 100% lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam;

− Nguồn cung tôm của Việt Nam vẫn ổn định do kiểm soát được dịch bệnh ngay từ năm 2013;

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CUNG ỨNG VẬT TƯ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI INCOMFISH VÀ ĐỂ RA GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỜI (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w