C. Chỉ tiêu và thị phần TTQT tương đố
b. Nguyên nhân chủ quan
3.2.2.2. Giải pháp về nhân lực
Nguồn nhân lực là nhân tố tất yếu trong sự tồn tại và phát triển của mọi ngân hàng, đầu tư vào con người có ý nghĩa sống cịn đối với sự thịnh vượng của ngân hàng. Chất lượng hoạt động TTQT của ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào cán bộ nhân viên trong lĩnh vực này.
Ngân hàng Quốc tế cần đề ra những giải pháp đào tạo nhân lực hiệu quả. - Ban lãnh đạo phải tiến hành từng bước rà soát sắp xếp lại đội ngũ cán bộ làm
TTQT, xây dựng tiêu chuẩn cán bộ TTQT, lên kế hoạch đào tạo và đào tạo lại cán bộ TTQT đảm bảo cho việc xử lý chứng từ tại sở giao dịch được tiến hành một cách thông suốt với năng suất và chất lượng cao hạn chế rủi ro trong cơng tác thanh tốn.
- Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo về nghiệp vụ để bổ sung kiến thức về thương mại quốc tế như: Các rủi ro mà doanh nghiệp XNK Việt Nam thường gặp phải, tình hình thị trường thế giới và triển vọng xuất khẩu của Việt Nam…hướng dẫn việc thực hiện các nghiệp vụ thanh toán xuất khẩu theo các phương thức khác nhau, phổ biến các kỹ thuật thanh toán mới áp dụng trên thế giới.
- Đổi mới nhân thức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cũng như nhân viên về chính sách khách hàng, khuyến khích họ tăng cường tìm hiểu các khách hàng mà họ phục vụ về tình tình tài chính, uy tín cũng như nhu cầu của khách hàng khi giao dịch với Ngân hàng Quốc tế. Mỗi tháng, q, năm có thể yêu cầu các bộ
phận phải lập báo cáo về các khách hàng mà họ quản lý dựa trên các chỉ tiêu như: Số lần giao dịch, kim ngạch giao dịch, tình hình các khoản đã được thanh tốn (thơng tin về đối tác nước ngồi và ngân hàng phát hành), tình hình chiết khấu chứng từ, tình hình thanh tốn các khoản nợ, ngân hàng liên quan trong q trình thực hiện thanh tốn – đây là những thơng tin rất cần thiết cho việc thực hiện chính sách khách hàng của Ngân hàng Quốc tế.
- Bên cạnh đó, xây dựng quy trình tuyển dụng cán bộ TTQT đảm bảo yêu cầu chất lượng, mạnh dạn đề bạt cán bộ trẻ có năng lực, săp xếp đúng người đúng việc theo trình độ và u cầu cơng việc.
- Tiến hành đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm công tác TTQT theo đúng đối tượng, khuyến khích tinh thần tự học của cán bộ TTQT. Tổ chức các lớp học đào tạo về ngoại ngữ, tin học, chuyên môn nghiệp vụ.
- Thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra sát hạch trình độ cán bộ từ đó có kế hoạch phân lại đào tạo hoặc chuyển sáng vị trí khác phù hợp.
- Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ ngắn ngày cho cán bộ, thơng qua đó tạo điều kiện cho các bộ nghiệp vụ gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, đưa ra các tình huống khó khăn trong cơng việc để cùng giải quyết, rút kinh nghiệm, trình tự thủ tục địi tiền và thanh tốn, kinh nghiệm xử lý các tranh chấp…
- Về lâu dài, cần phối hợp các trường và các trung tâm đào tạo trong và ngoài nước gửi cán bộ đi học về chuyên môn, ngoại ngữ và các nghiệp vụ khác liên quan về chun sâu.
- Có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với những cán bộ giỏi về chun mơn nghiệp vụ, hồn thành tốt cơng việc được giao, có nhiều sáng tạo, tích cực xơng xáo thu hút nhiều khách hàng mới về giao dịch. Đồng thời có chế độ kỷ luật, chuyển công tác khác với những cán bộ ý thức kỷ luật kém, có hành vi vi phạm đạo đức, chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao, gây ra sai sót làm ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng. Có cơ sở về tiền lương, tiền thưởng để động
viên, khuyến khích thu hút những chuyên gia giỏi trong lĩnh vực TTQT. Khen thưởng đối với các chi nhánh hồn thành tốt cơng tác kinh doanh đối ngoại, tạo nguồn thu ngoại tệ cho Ngân hàng Quốc tế.