Định hướng phát triển kinh tế đối ngoại ở nước ta

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng thị phần thanh toán quốc tế đối với ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam (Trang 55 - 57)

C. Chỉ tiêu và thị phần TTQT tương đố

b. Nguyên nhân chủ quan

3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế đối ngoại ở nước ta

Công cuộc đổi mới kinh tế của Việt Nam diễn ra trong bối cảnh tồn cầu hóa đã trở thành một trong những xu thế phát triển tất yếu của quan hệ quốc tế hiện đại. Tồn cầu hóa có tác dụng hỗ trợ, bổ sung cho nhau, trong đó các nước trên thế giới đều đang tiến hành điều chỉnh chính sách kinh tế theo hướng mở cửa, giảm và tiến tới bỏ hoàn toàn hàng rào thuế quan và phi thuế quan nhằm làm cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ, luân chuyển vốn, lao

động, kỹ thuật trên thế giới ngày càng thơng thống hơn. Bên cạnh những ích lợi mà tồn cầu hóa mang lại, các quốc gia liên quan cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức khó khăn đến từ môi trường quốc tế, đặc biệt là sự cạnh tranh ngày càng trở lên khốc liệt giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Xuất phát từ xu thế của nền kinh tế thế giới nói chung và thương mại thế giới nói riêng, địi hỏi Việt Nam khi từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới, với thương mại tồn cầu thì phải xác định được một chiến lược phát triển kinh tế phù hợp.

Theo chỉ thị của Thủ tướng chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển nền kinh tế - xã hội 5 năm (2011 – 2015), mục tiêu tổng quát là phát triển kinh tế thế giới với tốc độ nhanh, bền vững, tăng cường tiềm lực phát triển của đất nước. Trong các định hướng phát triển và nhiệm vụ chủ yếu thì đặt lên hàng đầu các nhiệm vụ sau đây:

Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, tạo mơi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ổn định…tháo gỡ các khó khăn thúc đẩy đầu tư, sản xuất kinh doanh phát triển.

Khai thác và phát huy lợi thế, thế mạnh của các ngành, lĩnh vực, trong đó đặc biệt chú trọng phát triển sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Phát triển nông nghiệp trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh từng vùng, địa phương.

Khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế đi đơi với tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước để làm tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh khu vực doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.

Định hướng về phát triển ngoại thương phải gắn bó chặt chẽ với cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phải là địn bẩy trực tiếp làm biến đổi

các hình thức xuất nhập khẩu, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động XNK. Đồng thời, chủ động phát triển thị trường mới, củng cố thị trường truyền thống, tận dụng mọi cơ hội thương mại và những thuận lợi khi gia nhập WTO. Ngoại thương của Việt Nam được hướng vào mục tiêu tăng trưởng với phương châm đa phương hóa thị trường, đa dạng hóa các mặt hàng XNK. Nhìn cụ thể chiến lược hướng vào XK nhằm khắc phục sự hạn chế của thị trường nội địa và mở rộng giới hạn về thị trường cho tiềm năng phát triển công nghiệp trong nước, Việt Nam vẫn duy trì mơ hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu trong khi hạn chế chuyển dịch cơ cấu hàng hóa và thị trường nhập khẩu. Trong cơ cấu hàng xuất khẩu, tỷ trọng sản phẩm thơ và khai khống vẫn chiếm ưu thế trong khi nhóm hàng cơng nghiệp nhẹ vẫn chủ yếu là gia công tận dụng lao động giản đơn giá rẻ có giá trị gia tăng thấp. Cơ cấu hàng nhập khẩu cũng chậm thay đổi nên mặc dù tổng kim ngạch nhập khẩu tăng nhanh hơn tổng kinh ngạch xuất khẩu nhưng đóng góp vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hịa cịn rất hạn chế. Nhập khẩu thiết bị máy móc để đổi mới cơng nghệ, tăng năng suất và chất lượng chỉ chiếm một phần tư tổng kim ngạch nhập khẩu trong khi nhập khẩu nguyên liệu chiếm tới hai phần ba trong tổng kim ngạch nhập khẩu.

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng thị phần thanh toán quốc tế đối với ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam (Trang 55 - 57)