Cơ hội và thách thức

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng thị phần thanh toán quốc tế đối với ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam (Trang 57 - 59)

C. Chỉ tiêu và thị phần TTQT tương đố

b. Nguyên nhân chủ quan

3.1.2.1. Cơ hội và thách thức

 Cơ hội

Hội nhập quốc tế mở ra những cơ hội và tiềm năng trao đổi, hợp tác về lĩnh vực tài chính tiền tệ, đồng thời nâng cao vị thế quốc tế trong các giao dịch tài chính quốc tế nói chung và hoạt động thanh tốn quốc tế nói riêng.

Hơn thế nữa, sự hội nhập cũng đưa đến điều kiện về tiếp cận các luồng vốn quốc tế và các trợ giúp kỹ thuật quốc tế, giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn cho nền kinh tế trong nước.

Yêu cầu hội nhập là động lực thúc đẩy cải cách hệ thống ngân hàng, nâng cao năng lực quản lý điều hành, cơ chế chính sách phì hợp cũng như việc đào tạo nâng cao trình độ cán bộ…nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nhanh chóng tiếp cận và phát triển các dịch vụ ngân hàng mới, đẩy nhanh sự phát triển TTQT.

 Thách thức

Đi cùng với những cơ hội thuận lợi là những thách thức, khó khăn mà ngân hàng phải đối mặt. Có thể kể đến hai thách thức chính sau đây:

Thứ nhất, cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng gay gắt và

khốc liệt.

Về các ngân hàng nội, từ năm 1991 Nhà nước đã cho phép các ngân hàng đủ điều kiện có thể mở rộng hoạt động của mình trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh đối ngoại. Được phép hoạt động TTQT, nhận thấy những lợi ích mà hoạt động này đem lại, các ngân hàng mới bước vào lĩnh vực này đã tìm mọi cách để kéo khách hàng về phía mình bằng những chính sách hết sức ưu đãi. Ngoài ra, số lượng các ngân hàng nội cũng gia tăng đáng kể trong thời gian vừa qua. Theo thống kê từ Website từ NHNN VN, hiện nay nước ta có 4 ngân hàng thương mại nhà nước, 39 ngân hàng thương mại cổ phần đô thị. Hơn thế nữa, các ngân hàng khơng ngừng mở rộng chi nhánh, phịng giao dịch trong nước và mở rộng sang cả nước ngoài. Đồng thời, cuộc chạy đua tăng vốn cũng thể hiện sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn trên thị trường tài chính ngân hàng.

Bên cạnh ngân hàng nội, không thể không kể đến các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam hiện nay. Các ngân hàng liên doanh với nước ngoài, ngân

hàng 100% vốn nước ngoài cũng đang nỗ lực thiết lập quan hệ với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam như Tổng công ty xăng dầu, không thể phủ nhận những ưu điểm nổi bật hơn hẳn của ngân hàng nước ngoài như tiềm lực về vốn ngoại tệ, trình độ quản lý chuyên mơn cao, cơng nghệ cao; có hệ thống ngân hàng đại lý rộng lớn với mối quan hệ chặt chẽ trên khắp thế giới; công tác Marketing cũng rất tốt khi mà mọ ln chủ động tìm đến khách hàng, tìm hiểu những nhu cầu mà khách hàng trơng đợi; đơn giản hóa các thủ tục, cố gắng tạo điều kiện để khách hàng chỉ phải giao dịch tại 1 phòng…

Thứ hai, Ngân hàng Quốc tế đã mở rộng mạng lưới một cách đáng kể

trong năm 2012, nhưng nếu so với các NHTMCP Nhà nước thì vẫn cịn kém hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, mức độ đa dạng về sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Quốc tế chưa được phát huy hiệu quả. Do vậy, để thu hút được nhiều khách hàng hơn nữa vẫn cịn là một con đường dài để đi đơi với Ngân hàng Quốc tế.

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng thị phần thanh toán quốc tế đối với ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w