C. Chỉ tiêu và thị phần TTQT tương đố
c. Sự cạnh tranh của các đối thủ
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân 1 Tồn tạ
2.3.2.1. Tồn tại
Bên cạnh những kết quả đạt được, thời gian qua hoạt động TTQT tại Ngân hàng Quốc tế vẫn tồn tại những mặt chủ yếu sau:
a. Thị phần TTQT còn thấp, chưa xứng với khả năng hiện có
Là một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam, trải qua gần 20 năm hoạt động nhưng cho đến nay doanh số TTQT của Ngân hàng Quốc tế còn khiêm tốn so với tổng kim ngạch XNK của Việt Nam. Qua quá trình phân tích ở trên, ta thấy dù doanh số thanh toán quốc tế có xu hướng tăng đều qua các năm nhưng so với tổng kim ngạch XNK của cả nước thì chỉ chiếm tầm
trên dưới 5,0%, kém khoảng 4,5 lần so với Ngân hàng Ngoại thương hiện đang dẫn đầu về hoạt động TTQT hiện nay. Với số vốn điều lệ đạt 8.000 tỷ đồng vào cuối năm 2012, Ngân hàng Quốc tế có mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch rộng khắp toàn quốc, song thị phần TTQT quá khiêm tốn như vậy là một vấn đề cần phải tháo gỡ.
b. Sản phẩm dịch vụ chưa được phong phú
Mặc dù hầu hết các sản phẩm dịch vụ TTQT theo thông lệ quốc tế đều được áp dụng tại Ngân hàng Quốc tế nhưng mức độ triển khai của các sản phẩm còn chênh lệch nhau. Đã hoạt động trong lĩnh vực TTQT hơn 16 năm nhưng vẫn chỉ dừng lại ở phương thức truyền thống là L/C, nhờ thu, chuyển tiền. Các sản phẩm như bao thanh toán quốc tế, các công cụ phái sinh trong kinh doanh ngoại tệ vẫn còn là những khái niệm mới mẻ đối với ngân hàng. c. Sự mất cân đối giữa thanh toán hàng xuất và hàng nhập
Đây là một trong những hạn chế cần được khắc phục. Mặc dù Ngân hàng Quốc tế đã có nhiều biện pháp cũng như chính sách khuyến khích phát triển thanh toán hàng xuất khẩu nhưng so với doanh số thanh toán hàng nhập thì doanh số thanh toán hàng xuất chỉ chiếm khoảng trên dưới 33%. Khó khăn này không chỉ đối với riêng Ngân hàng Quốc tế, gây ra những trở ngại trong việc thu hút nguồn ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu thanh toán hàng NK.
d. Hoạt động thanh toán quốc tế chưa đồng đều giữa các chi nhánh
Hầu hết hoạt động TTQT mới chỉ tập trung ở một số chi nhánh lớn tại các thành phố lớn.