Nhóm giải pháp về cơ chế nghiệp vụ

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng thị phần thanh toán quốc tế đối với ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam (Trang 65 - 69)

C. Chỉ tiêu và thị phần TTQT tương đố

b. Nguyên nhân chủ quan

3.2.2.1. Nhóm giải pháp về cơ chế nghiệp vụ

 Giải pháp về mơ hình tổ chức hoạt động TTQT

Hiện nay, Ngân hàng Quốc tế đang áp dụng mơ hình TTQT tập trung, với một trung tâm thanh tốn XNK và tài trợ thương mại được thành lập để tổ chức quản lý hoạt động thanh tốn XNK theo hướng tập trung hóa các giao dịch thanh tốn xuất nhập khẩu về hội sở chính của ngân hang. Với mơ hình này thì các chi nhánh của Ngân hàng Quốc tế sẽ trở thành các kênh phân phối, tiếp nhận giao dịch từ khách hàng và chuyển giao dịch về trung tâm thanh toán XNK xử lý nhằm chun mơn hóa và nâng cao nắng suất lao động và

chất lượng sản phẩm, đồng thời giảm thiểu rủi ro trong hoạt động thanh tốn XNK.

Để mơ hình này phát huy được hiệu quả, Ngân hàng Quốc tế cần nhanh chóng triển khai một số biện pháp sau:

Hồn thiện bộ máy tổ chức và mạng lưới TTQT: Bộ máy tổ chức và

mạng lưới hệ thống TTQT ngày càng được phát triển và mở rộng theo yêu cầu thực tế cũng như cơng nghệ thanh tốn ngày càng hiện đại. Do vậy, Ngân hàng Quốc tế cần chấn chỉnh lại hệ thống của mình để việc vận hành hoạt động TTQT được hiệu quả. Nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những rủi ro tiềm ẩn rong hoạt động TTQT. Trên cơ sở ổn định mơ hình tổ chức, cần phải có các quyết định, hướng dẫn tổ chức mơ hình tổ chức mạng lưới kênh phân phối của các chi nhánh sao cho đảm bảo các chi nhánh phải có đội ngũ cán bộ tinh thông về nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại, ngoại ngữ để làm tốt công tác tiếp thị, tư vấn cho khách hàng.

Tổ chức TTQT có hiệu quả: Ngân hàng Quốc tế cần nâng cấp hệ thống

và tổ chức dây chuyền TTQT đồng bộ, hợp lý nhằm đảm bảo cho hoạt động TTQT được diễn ra nhanh chóng, an tồn, chính xác. Đồng thời giữa các hệ thống các bộ phận phải có sự phối kết hợp đảm bảo cho u cầu thanh tốn trơi chảy trên cơ sở hồn thiện tính pháp lý và tăng cường sự hợp tác, thỏa thuận giữa các đối tác tham gia thanh tốn.

Cần có chương trình chỉ đạo mạnh mẽ về công tác kinh doanh đối ngoại trong thời gian tới: Thành lập nhóm nghiên cứu để xây dựng chiến lược tổng

thể về phát triển các nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại cho tồn hệ thống. Mục đích đảm bảo từ TW của ngân hàng, coi hoạt động TTQT là một trong những mục tiêu quan trọng của công tác kinh doanh. Hàng kỳ, ban lãnh đạo cần đưa

ra mục tiêu cụ thể về phát triển hoạt động TTQT cho từng đơn vị để thực hiện mục tiêu chung của Ngân hàng Quốc tế.

 Thiết lập mạng lưới chi nhánh và tăng cường quan hệ với các ngân hàng ở nước ngoài

Thứ nhất, thiết lập mạng lưới chi nhánh, mở rộng và tăng cường mối quan hệ với các ngân hàng ở nước ngoài.

Việc thiết lập và mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng các nước có ý nghĩa chiến lược trong việc phát triển nghiệp vụ TTQT. Vì trong TTQT, mối quan hệ giữa ngân hàng nhà XK và ngân hàng NK tốt sẽ giúp cho quá trình thanh tốn diễn ra nhanh chóng, hiệu quả và an tồn hơn. Thay vì phải qua nhiều ngân hàng trung gian, nếu nhà XK và nhà NK có quan hệ với nhau thì việc thanh tốn trở nên thuận tiện, nhanh chóng, giảm chi phí ngân hàng trung gian cho cả hai bên. Thông qua mối quan hệ với ngân hàng đại lý, Ngân hàng Quốc tế có thể có được những thơng tin đáng tin cậy, dễ dàng tư vấn cho khách hàng, tìm hiểu thị trường XNK. Sử dụng ngân hàng đại lý để cung cấp các dịch vụ của Ngân hàng Quốc tế và ngược lại chủ động chào giao dịch với họ, sử dụng hệ thống Ngân hàng Quốc tế để cung ứng sản phẩm cho họ, qua đó mở rộng thị phần, thu hút được khách hàng đến giao dịch.

Để có thể thực thi được giải pháp này, Ngân hàng Quốc tế cần phải thực hiện:

- Đối với các ngân hàng có mối quan hệ truyền thống, cần phải củng cố mối quan hệ chặt chẽ, phát triển cùng có lợi với các ngân hàng có mối quan hệ truyền thống thông qua việc tăng cường các cuộc tiếp xúc, trao đổi kinh nghiệm, tổ chức hội thảo, chuyên đề để học hỏi kỹ thuật, công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, vừa là để ngân hàng đại lý tăng cường hiểu biết và đẩy mạnh hợp tác với Ngân hàng Quốc tế.

- Thực hiện đánh giá công tác Ngân hàng đại lý của Ngân hàng Quốc tế trong thời gian qua, xem xét những mặt làm được và chưa làm được để có định hướng rõ ràng trong việc phát triển quan hệ với từng ngân hàng, từng thị trường, từng khu vực. Do tình hình tài chính hiện nay có nhiều diễn biến phức tạp, xu thế hợp nhất, sáp nhập, đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ vừa qua đã dẫn đến sự sụp đổ, phá sản hàng loạt các ngân hàng, trong đó có rất nhiều ngân hàng lớn ở Mỹ và Châu Âu. Cuộc khủng hoảng cũng đã làm giảm uy tín, xếp hạng tín nhiệm của nhiều tổ chức tài chính trên thế giới. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động TTQT của Việt Nam nói chung và của Ngân hàng Quốc tế nói riêng, làm số lượng ngân hàng đại lý và ngân hàng có quan hệ tài khoản của ngân hàng giảm đi, đồng thời nhiều ngân hàng trong nước đã rút tiền về hoặc cắt giảm nhiều khoản tài khoản tiền gửi thanh tốn tại các ngân hàng nước ngồi. Hệ quả tất yếu là thanh toán của doanh nghiệp sẽ mất nhiều thời gian hơn, với chi phí cao hơn và rủi ro lớn hơn trước. Do đó, ngân hàng cần đặc biệt quan tâm đến việc phát triển có chọn lọc hệ thống ngân hàng đại lý và không ngừng xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các ngân hàng đại lý để phát triển hoạt động TTQT đồng thời giảm thiểu rủi ro.

 Tăng cường phối hợp giữa các phòng ban, nghiệp vụ liên quan

Để hoạt động TTQT diễn ra một cách thuận lợi, cần có sự phối kết hợp của các phịng ban liên quan, đặc biệt là phòng kinh doanh ngoại tệ, phòng khách hàng. Hầu hết các doanh nghiệp khi thực hiện TTQT qua ngân hàng đều có nhu cầu mua bán ngoại tệ, chiết khấu bộ chứng từ, cho vạy sản xuất hàng xuất khẩu, thanh toán hàng nhập khẩu, bảo lãnh nhận hàng…Để đáp ứng được các nhu cầu ngoại tệ của khách hàng, phòng kinh doanh ngoại tệ phải thực hiện tốt việc tìm nguồn ngoại tệ, mua bán, cho khách hàng vay. Khi ngân hàng đứng ra bảo lãnh cho nhà NK nhận hàng, hoặc cho vay thanh toán bộ chứng từ nhờ thu NK, tài trợ thương mại…cho khách hàng, thì phịng quan hệ

khách hàng phải xác định được tình hình hoạt động, uy tín tín dụng của khách hàng, từ đó mà xác định mức tài trợ thương mại phù hợp, vừa tạo điều kiện cho khách hàng vừa đảm bảo an tồn cho ngân hàng khi khách hàng khơng có khả năng thanh tốn. Sự phối kết hợp giữa các phòng ban, các nghiệp vụ liên quan sẽ giúp cho hoạt động TTQT thông suốt, vừa đáp ứng được nhu cầu khách hàng vừa phát triển toàn diện các nghiệp vụ ngân hàng.

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng thị phần thanh toán quốc tế đối với ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam (Trang 65 - 69)