III- Tài liệu gửi kèm: (ghi rõ tên tài liệu, bản chính, bản sao)
1 Bảng kê hồ sơ xuất khẩu hàng hóa (Mẫu 0-3/ĐNHT) Bảng kê khai thuế GTGT đề nghị hoàn (Mẫu 0-/HTBT)
3.1.2 Những hạn chế trong công tác quản lý thuế GTGT
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý thuế GTGT côn bộc lộ một số tồn tại như sau:
Số thu NS đạt cao so với dự toán HĐND tỉnh giao và cao so với cùng kỳ nhưng số thu chưa mang tính bền vững, số thu tăng cao chủ yếu là thu từ cấp quyền sử dụng đất. Số thu đó vẫn chưa tương xứng với khả năng và điều kiện của huyện, chưa khai thác hết nguồn thu ở một số lĩnh vực. Một số chỉ tiêu thu có dự tốn chưa sát với thực tế, dự tốn đưa ra thấp nên việc hồn thành vượt chỉ tiêu khơng có ý nghĩa. Bên cạnh đó một số chỉ tiêu thực hiện dự tốn thu NS đạt chưa cao. Đó là do Cấp ủy, chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác thu ngân sách, coi công tác thu thuế là của ngành thuế, quản lý nguồn thu chưa chặt chẽ đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh vận tải và xây dựng nhà ở tư nhân.
+ Đối với Công tác quản lý đối tượng nộp thuế: Theo quy định hiện nay, việc cấp giấy phép đăng ký kinh doanh do phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch đầu tư tỉnh cấp, còn mã số thuế do Cục thuế tỉnh cấp, chưa phân cấp cho Chi cục thuế cấp mã số thuế, cho nên gây khó khắn cho cơng tác quản lý các DN mới thành lập. Thực tế hàng năm còn một số lượng nhỏ DN được Sở KH-ĐT cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng không đăng ký, kê khai nộp thuế. Công tác phối kết hợp giữa cơ quan thuế với cơ quan cấp đăng ký kinh doanh cịn chưa chặt chẽ, sự thơng báo phân cấp của Cục thuế cho Chi cục chưa thường xuyên, chưa nắm bắt kịp thời số DN đăng ký kinh doanh mới cho nên dẫn đến hiện tượng một số DN đã hoạt động sản xuất kinh
Việc theo dõi các hộ mới kinh doanh để đưa vào sổ bộ quản lý chưa kịp thời, nhiều hộ xin tạm ngừng kinh doanh nhưng thực tế vẫn hoạt động, cịn bỏ sót các hộ kinh doanh cá thể do địa bàn huyện rộng lớn, cán bộ kiểm tra ít nên cịn bỏ sót hộ kinh doanh như hộ kinh doanh vận tải, xây dựng nhà ở tư nhân.
Các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn huyện chủ yếu mang tính chất gia đình, do người trong gia đình làm, việc nắm bắt các văn bản, chính sách thuế của nhà nước còn hạn chế. Một số doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa quen với chế độ sổ sách kế tốn, hóa đơn chứng từ nên trong q trình thực hiện cịn nhiều sai sót. Nhiều đối tượng do khơng hiểu ý nghĩa của các luật thuế mới nên không muốn phối hợp với các cán bộ thuế để kê khai cấp mã số thuế, kê khai nộp thuế một cách nghiêm túc gây cản trở cho công tác quản lý đối tượng nộp thuế.
Cơng tác hỗ trợ người nộp thuế: Mặc dù có tiến bộ nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp thời yêu cấp là việc nắm bắt mọi vướng mắc về chính sách thuế để từ đó nâng cao chất lượng các biện pháp hỗ trợ cho người nộp thuế. Việc tuyên truyền hỗ trợ cho người nộp thuế cịn mang tính hính thức, chưa đi sâu vào nội dung. Đã tổ chức các buổi tập huấn về chính sách thuế cho các doanh nghiệp nhưng chưa kịp thời, chưa có khoa học nên khơng đạt kết quả cao, bên cạnh đó là do ý thức chấp hành của các doanh nghiệp.
+ Công tác quản lý kê khai thuế: Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả tốt trong thời gian qua, nhưng vẫn cịn tồn tại tình trạng khai sai, khai thiếu thông tin trên tờ khai. Mặt khác, công tác nhận và kiểm tra tờ khai cịn gặp một số khó khăn do cán bộ phụ trách thì ít mà ý thức của NNT cịn thấp nên hầu hết đến hạn cuối cùng mới tập trung nộp tờ khai, dẫn đến tình trạng khách hàng đông quá nhưng thiếu cán bộ đồng thời rất dễ gây áp lực cho cán bộ thuế và hiệu quả cơng việc khơng cao.
Kê khai thuế qua mạng đang cịn gặp nhiều khó khăn, do doanh nghiệp chưa nắm bắt kịp thời các thơng, chưa có kinh nghiệm trong kê khai thuế qua mạng, một tờ khai giống nhau được gửi nhiều lần. Phần mềm hỗ trợ kê khai thuế được nâng cấp liên tục nhưng doanh nghiệp không tiếp cận kịp thời, nên thường phải sửa đi sửa lại nhiều lần.
+ Công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: Công tác quản lý thu nợ thuế tuy đã có tiến bộ hơn nhưng số thuế nợ vẫn cịn ở mức cao. Ngun nhân chủ yếu của tình trạng này là do cơ quan thuế chưa áp dụng triệt để các biện pháp thu hồi nợ và cưỡng chế nợ
thuế, do vậy nợ đọng cịn kéo dài và có chiều hướng gia tăng. Các chế tài trong công tác xử lý các khoản nợ đọng thuế, mới dừng lại ở mức độ nhắc nhở hay phạt nộp chậm. Việc theo dõi đánh giá chính xác, đầy đủ các khoản nợ và phân loại nợ còn nhiều lúng túng do cán bộ thuế chưa nắm bắt đầy đủ các quy định về hướng dẫn về quản lý và cưỡng chế nợ thuế.
+ Cơng tác kiểm tra thuế: Nhìn chung cơng tác kiểm tra tại Chi cục diễn ra đúng quy trình và cũng đã đạt được những kết quả nhất định. Song còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục đó là:
Số lượng doanh nghiệp tăng nhanh trong khi số cán bộ cơng chức thuộc đội kiểm tra chỉ có 11 người chiếm 18.33% tổng số các bộ cơng chức trong biên chế. Đây là một tỷ lệ còn thấp so với yêu cầu cải cách ngành thuế đặt ra đòi hỏi số lượng cán bộ công chức thuế ở Đội kiểm tra phải chiếm 25-30% tổng số cán bộ cơng chức tồn đơn vị.Trong đó có 8 người chịu trách nhiệm phụ trách kiểm tra, thực hiện dự toán thu đối với doanh nghiệp; 3 người chịu trách nhiệm phụ trách kiểm tra nội bộ. Bình qn một các bộ cơng chức thuế phụ trách phân tích số liệu, đơn đốc thực hiện chính sách thuế 18 doanh nghiệp, đây là tỷ lệ khá cao trong khi các DN dàn trải rộng trên địa bàn huyện, việc sắp xếp thời gian làm việc với DN cịn gặp rất nhiều khó khăn. Do đó chất lượng các cuộc kiểm tra chưa cao, chưa phát hiện ra các gian lận trốn thuế của doanh nghiệp.
Mặt khác, chức năng và quyền hạn của kiểm tra thuế còn hạn chế, chưa trở thành cơng cụ có hiệu lực để chống thất thu ngân sách và răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm về thuế.
Năng lực, trình độ nghiệp vụ của một số cán bộ kiểm tra còn hạn chế. Việc đi sâu phát hiện những thủ đoạn tinh vi của các cơ sở kinh doanh rất còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của công tác kiểm tra trong cơ chế thị trường .Bên cạnh đó cịn tồn tại tình trạng cán bộ nể nang trong kiểm tra nên chưa có biện pháp xử phạt nghiêm.