III- Tài liệu gửi kèm: (ghi rõ tên tài liệu, bản chính, bản sao)
1 Bảng kê hồ sơ xuất khẩu hàng hóa (Mẫu 0-3/ĐNHT) Bảng kê khai thuế GTGT đề nghị hoàn (Mẫu 0-/HTBT)
3.2.5 Tăng cường công tác kiểm tra thuế
Kiểm tra thuế là một trong những chức năng quan trọng của cơ quan thuế và luôn được quy định trong các Luật thuế. Đặc biệt, khi thực hiện mơ hình quản lý thuế theo chức năng thì chức năng kiểm tra lại càng đóng vai trị quan trọng. Để đảm bảo cho cơ chế tự khai, tự nộp thuế hoạt động hiệu quả, mà chức năng thanh tra, kiểm tra càng cần phải được tăng cường. Trong đó mục tiêu của công tác kiểm tra không chỉ nhằm phát hiện các hành vi gian lận thuế mà còn nhằm đánh giá ý thức tự giác chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế.
Công việc kiểm tra phải tiến hành theo phương thức có hiệu quả nhất. Tuỳ từng đối tượng cụ thể mà có phương pháp kiểm tra khác nhau cho phù hợp: kiểm tra theo kế hoạch, kiểm tra theo điểm, kiểm tra từng vụ việc, kiểm tra thường xuyên hay thanh tra đột xuất… Lực lượng kiểm tra phải đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng, có tinh thần trách nhiệm cao, kiên quyết đấu tranh với những trường hợp sai phạm.
Sử dụng kỹ thuật phân tích rủi ro và phân loại DN để xây dựng kế hoạch thanh tra theo kế hoạch phù hợp, cụ thể: Đối với những DN thường xuyên sai phạm thì cẩn phải có kế hoạch kiểm tra mỗi năm một lần; đối với DN có sai phạm nhưng khơng thường xun thì khoảng 2 – 3 năm kiểm tra một lần; các doanh nghiệp còn lại 5 năm kiểm tra một lần. Với việc lập kế hoạch kiểm tra như vậy vừa đảm bảo hiệu của công tác kiểm tra vừa chống gian lận về thuế vừa khơng gây khó khăn cho những DN làm ăn chính đáng.
Cần có biện pháp kiểm tra, đánh giá tinh thần, thái độ của cán bộ thuế khi thực hiện công tác kiểm tra tại DN, cịn có cán bộ làm cơng tác kiểm tra chưa thực sự được đánh giá cao tinh thần thái độ khi kiểm tra tại DN.